KhaKhuTru
Become a Gentleman
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦUCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH.. 1
1.1. Những vấn đề cơ bản về ngân hàng chính sách. 1
1.1.1. Khái niệm ngân hàng chính sách.. 1
1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng chính sách.. 2
1.1.3. Vai trò của ngân hàng chính sách.. 3
1.2. Những vấn đề cơ bản về cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách. 4
1.2.1. Khái niệm cho vay hộ nghèo.. 4
1.2.2. Đặc điểm và vai trò của cho vay hộ nghèo.. 5
1.2.3. Phân loại cho vay hộ nghèo.. 7
1.2.4. Quy trình cho vay hộ nghèo.. 7
1.2.5. Phương pháp đảm bảo tiền vay trong cho vay hộ nghèo.. 8
1.3. Một số vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách 10
1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách 11
1.3.2. Ý nghĩa của việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách 11
1.3.3. Mô hình quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách.. 13
1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách 16
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM... 28
2.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.. 28
2.2. Những quy định chung trong cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 30
2.2.1. Đối tượng cho vay. 30
2.2.2. Nguyên tắc và điều kiện cho vay. 31
2.2.3. Phương thức cho vay. 31
2.2.4. Quy trình cho vay. 31
2.2.5. Các phương pháp đảm bảo tiền vay. 33
2.2.6. Sản phẩm cho vay hộ nghèo.. 33
2.3. Tình hình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn năm 2011 – 2013. 34
2.3.1. Tình hình doanh số cho vay hộ nghèo.. 34
2.3.2. Tình hình thu hồi nợ cho vay hộ nghèo.. 36
2.3.3. Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo.. 37
2.4. Công tác quản trị rủi ro cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn năm 2011 - 2013. 38
2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro cho vay hộ nghèo.. 38
2.4.2. Đánh giá công tác quản trị rủi ro cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn năm 2011 – 2013.. 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM... 52
3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo và quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.. 52
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 52
3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 54
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.. 54
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách.. 54
3.2.2. Tăng cường sự phối hợp của các đơn vị, tạo điều kiện cho các hộ gia đình nghèo. 55
3.2.3. Xóa bỏ cơ chế bao cấp, cung ứng vốn cho người nghèo theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước 55
3.2.4. Tăng cường kiểm soát sử dụng vốn vay. 56
3.2.5. Củng cố, hoàn thiện Tổ tiết kiệm và vay vốn.. 57
3.2.6. Thống nhất phương pháp quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo và.. 57
3.2.7. Tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương.. 57
3.2.8. Kiểm soát tốt việc xác nhận hộ nghèo.. 58
3.3. Một số kiến nghị 58
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ.. 58
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... 59
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là một trong những đơn vị giúp Nhà nước tạo công cụ và thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhằm tạo đòn bẩy kinh tế giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh.
Vì vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong hoạt động cho vay ưu đãi là rất quan trọng. Do đó, để đảm bảo hoạt động cho vay hộ nghèo đạt được kết quả cao thì vấn đề đặt ra là luôn phải quan tâm tới công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo cũng như thông qua các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hộiđể từ đó giúp Ngân hàng Chính sách xã hội có thể thực hiện được chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời, xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả và phù hợp với tình hình trong nước hiện nay. Qua việc vận dụng những kiến thức đã được học và áp dụng tình hình thực tế, sau quá trình tìm hiểu và thực tập, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp chương trình đào tạo bậc đại học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận
Thông qua quá trình nghiên cứu, khóa luận tập chung làm rõ ba vấn đề sau:
- Hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về cho vay hộ nghèo và quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách.
- Phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng trong cho vay hộ nghèo và quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam từ đó chỉ ra các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế.
- Đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập chung vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu sau:
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay hộ nghèo và công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động cho vay hộ nghèo và công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong các năm 2011, 2012, 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó tập trung vào ba phương pháp chính sau:
- Phương pháp thống kê: là phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin, số liệu về hoạt động cho vay hộ nghèo và công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong giai đoạn 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013. Từ đó, khóa luận kết hợp với các phương pháp khác để làm rõ đối tượng nghiên cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra.
- Phương pháp so sánh: là phương pháp được sử dụng để đối chiếu số liệu, thông tin thu được về hoạt động cho vay hộ nghèo và quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đó tìm ra vấn đề còn tồn tại cũng như nguyên nhân của hạn chế trong cho vay hộ nghèo và quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp được sử dụng để đánh giá về hoạt động cho vay hộ nghèo và công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách và xã hội Việt Nam. Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, đồ thị, kết cấu của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay hộ nghèo và quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
CHƯƠNG 1:cơ sỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
1.1. Những vấn đề cơ bản về ngân hàng chính sách
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Trên thế giới, không chỉ ở những nước đang phát triển mà cả ở những nước phát triển thì vẫn có một bộ phận người dân chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống, phân hóa giầu nghèo ngày một gia tăng. Chính vì những tồn tại đó mà ngân hàng chính sách được hình thành như một mắt xích kết nối giữa chương trình xóa đói giảm nghèo của nhà quốc gia tới gần hơn với các hộ nghèo, đối tượng gặp khó khăn cần hỗ trợ để phát triển kinh tế.
1.1.1. Khái niệm ngân hàng chính sách
Ngân hàng chính sách cũng là một loại hình ngân hàng có đầy đủ chức năng, vai trò của một tổ chức tài chính thông thường trong nền kinh tế, song ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Hiện nay, không có một định nghĩa đầy đủ nào về ngân hàng chính sách trên thế giới, mỗi quốc gia đều có sự khác biệt về định nghĩa ngân hàng chính sách do đặc điểm về nền kinh tế xã hội của mỗi nước. Vì vậy, để có thể hiểu rõ được điều này, trước hết ta cần làm rõ khái niệm về ngân hàng và hoạt động kinh doanh ngân hàng từ đó xây dựng lên khái niệm chung về ngân hàng chính sách.
Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 của Quốc hội định nghĩa: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”. Trong đó:“Ngân hàng được phép kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.
Tải về bản đầy đủ tại đây