[Luận Văn] Thực trạng về lợi nhuận và giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty CP công nghệ SAF

KhaKhuTru

Become a Gentleman
CHƯƠNG I :
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Lợi nhuận và phương pháp xác định lợi nhuận

1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận

Có một cái nhìn hạn chế khi coi "lợi nhuận" là một từ mang ý nghĩa xấu vì cho rằng nhiều doanh nghiệp theo đuổi mức lợi nhuận cao hơn bằng cách bóc lột người lao động và gây tác động xấu đến xã hội. Lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra và mang tính chiến lược, tính tinh thần và tính xã hội.

Tuy nhiên, nhìn về góc độ doanh nghiệp sản xuất, để tiến hành SXKD doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định, hoạt động SXKD diễn ra liên tục, tiến hành tiêu thụ hàng hoá , dịch vụ doanh nghiệp phải lấy thu bù chi và có lợi nhuận để tái đầu tư SXKD, độc lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động SXKD của mình và đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.

Vì vậy, nhìn về góc độ doanh nghiệp, lợi nhuận là khoản chênh lệch dương giữa doanh thu và chi phí trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

1.1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng, mỗi hoạt động đều đem về nhừng khoản lợi nhuận khác nhau. Do đó, lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành bởi hai bộ phận là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Về cơ bản thì lợi nhuận hình thành từ bộ phận nào cũng đều được xác định bằng chênh lệch dương giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được khoản doanh thu đó.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Đây là khoản lợi nhuận chủ yếu của công ty vì hoạt động này là hoạt động thường xuyên của công ty dưới hình thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ và đầu tưu tài chính. Khoản lợi nhuận này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty.
Doanh thu thuần: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu (như Giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, các loại thuế nộp theo phương pháp trực tiếp).

Doanh thu tài chính: là khoản thu về do doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, tiền tê, bảo hiểm…để thu về tiền lãi, tiền chiết khấu; thu nhập do đầu tư tài chứng khoán; hoặc thu về do thanh lý các khoản đầu tư tái chính vào doanh nghiệp khác…

Chi phí tài chính là chi phí thuộc về hoạt động tài chính như các khoản chi hoạc khoản lỗ, liên quan tới việc cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh liên kết, giao dịch mua bán chứng khoán, lỗ phát sinh do mua bán ngoại tệ, tỷ giá hối đoái, chiết khấu thanh toán cho người mua.

Chi phí bán hàng là những chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, như: Chi phí vận chuyển bốc dỡ, đóng gói,…

Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí chi trục tiếp cho các nhà quản lý của doanh nghiệp, như: Chi phí kinh doanh, chi phí hành chính…

- Lợi nhuận khác: Đây là khoản lợi nhuận do các hoạt động không thường xuyên đem lại. Khoản lợi nhuận này được tính bằng chênh lệch lớn hơn giữa thu nhập khác và chi phí khác trong kỳ của doanh nghiệp.

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

Chi phí khác là những chi phí phát sinh trong mọt thời kỳ nhất định do các sự việc xảy ra không thường xuyên, hoặc các nghiệp vụ riêng biệt của doanh nghiệp. Như: Chi phí do việc thanh lý nhượng bán TSCĐ, lỗ đáh giá lại vật tư, tiền phạt các loại, hoặc các chi phí không thường xuyên khác…

Thu nhập khác là khoản thu về do các hoạt động không thường xuyên của doanh nghiệp mang lại.
1.1.1. Vai trò của lợi nhuận

Lợi nhuận đứng trên mỗi góc độ khác nhau sẽ cho thấy các ý nghĩa khác nhau:

Xét trên góc độ doanh nghiệp: Lợi nhuận có ý nghĩa sau:

Thứ 1, Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Thể hiện được sự nhạy bén của doanh nghiệp qua tất cả các khâu trong việc tổ chức kinh doanh, từ khâu dự trữ đến khâu sản xuất, lưu thông, xét cho cùng có thể hạ giá được chi phí, gia thành, giữ được giá bán mới có thể có và tăng lợi nhuận.

Thứ 2, Lợi nhuận có vái trò ảnh hưởng đến tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Có lợi nhuận mới có thể mở rộng, phát triển kinh doanh, trích lập các quỹ chuyên dùng khích thích người lao động và phát triển vốn chủ sở hữu.

Ngoài ra, xét trên góc độ nền kinh tế, Lợi nhuận của doanh nghiệp có vai trò tăng nguồn thu cho NSNN dưới hình thức nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo luật định.

Tóm lại, lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng là hết sức quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt như ngày nay. Lợi nhuận được coi là đòn bẩy hữu hiệu không những đối với doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Trong tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cơ bản là đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm.

Tải về bản đầy đủ tại đây
 

Members online

No members online now.
Back
Top