Lượng tử ánh sáng trong đề thi đại học từ 2010 đến 2017

Tăng Giáp

Administrator
Thành viên BQT
Lượng tử ánh sáng trong đề thi đại học từ 2010 đến 2017

Câu 1 [TG]: Trong y học, người ta dùng một laze phát ra chùm sáng cỏ bước sóng λ để "đốt" các mô mềm, Biểt rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích 6 mm3 thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn năng lượng của 45.10$^{8}$ phôtôn của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn 1 mm$^{3}$ mô là 2,53 J, Lấy h =6,625.10$^{-34}$ J.s; c = 3.10$^{8}$ m/s. Giá trị của λ là
A. 589 nm.
B. 683 nrn.
C. 485 nm.
D. 489 nm.
Câu 2 [TG]: Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Electron trong nguyên tử chuyển từ quỹ đạo dừng m1 về quỹ đạo dừng m$^{2}$ thì bán kính giảm 27ro (ro là bán kính Bo), đồng thời động năng của êlectron tăng thêm 300%. Bán kính của quỹ đạo dừng m1 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 60r0.
B. 30r0.
C. 50r0.
D. 40r0.
Câu 3 [TG]: Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, khi êlectron trong nguyên tử chuyển động tròn đều trên quỹ đạo dừng M thì có tốc độ v (m/s). Biết bán kính Bo là r0. Nếu êlectron chuyển động trên một quỹ đạo dừng với thời gian chuyển động hết một vòng là ${{144\pi .{r_0}} \over v}$ (s) thì êlectron này đang chuyển động trên quỹ đạo
A. P.
B. N.
C. M.
D. O.
Câu 4 [TG]: Nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
B. Tia laze có tính đơn sắc cao, tính định hướng cao và cường độ lớn.
C. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ 3.10$^{8}$ m/s dọc theo tia sáng.
D. Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện
Câu 5 [TG]: Một ống Cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 11 kV. Bỏ qua tốc độ đầu của êlectron phát ra từ catôt. Lấy e = 1,6.10$^{-19}$ C và me = 9,1.10$^{-31}$ kg. Tốc độ của êlectron khi đến anôt (đối catôt) bằng
A. 4,4.10$^{6}$m/s.
B. 6,22.10$^{7}$m/s.
C. 6,22.10$^{6}$ m/s.
D. 4,4.10$^{7}$ m/s.
Câu 6 [TG]: Theo mẫu nguyên tử Bo về nguyên tử hiđrô. coi êlectron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân dưới tác dụng của lực tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân. Gọi vL và vN lần lượt là tốc độ của êlectron khi nó chuyển động trên quỹ đạo L và N. Tỉ số vL: vN bằng
A. 0,5
B. 4
C. 2
D. 0,25
Câu 7 [TG]: Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.
B. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.
C. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f xác định, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.
D. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
Câu 8 [TG]: Biết công thoát êlectron của các kim loại: canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là: 2,89 eV; 2,26eV; 4,78 eV và 4,14 eV. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,33 µm vào bề mặt các kim loại trên. Hiện tượng quang điện không xảy ra với các kim loại nào sau đây?
A. Kali và đồng
B. Canxi và bạc
C. Bạc và đồng
D. Kali và canxi
Câu 9 [TG]: Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,26 µm thì phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52 µm. Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 20% công suất của chùm sáng kích thích. Tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích thích trong cùng một khoảng thời gian là
A. 4/5.
B.1/10.
C. 1/5.
D. 2/5.
Câu 10 [TG]: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
A. 12r0.
B. 4 r0.
C. 9 r0.
D. 16 r0.


Đề bài: Tải về
Đáp án: Tải về
 

Latest posts

Members online

No members online now.
Back
Top