Mạch dao động cơ bản

  • Thread starter Thread starter Doremon
  • Ngày gửi Ngày gửi

Doremon

Moderator
Thành viên BQT
Câu 1. Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Q$_{0}$ và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I$_0$ thì chu kỳ dao động điện từ trong mạch là
A. T = 2πQ$_{0}$I$_0$
B. T = 2πQ$_{0}$/I$_0$
C. T = 2πI$_0$/Q$_{0}$
D. T = 2πLC
Đáp án B

Câu 2. Tần số góc của dao động điện từ tự do trong mạch LC có điện trở thuần không đáng kể được xác định bởi biểu thức
A. ω$_1$.π$^2$ = LC.
B. ω$_1$.LC = 1.
C. (ω.2π) = LC.
D. ω$_1$.LC = 4π$^2$.
Đáp án B

Câu 3. Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết điện trở của dây dẫn là không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f$_1$. Khi điện dung có giá trị C2 = 4C1 thì tần số dao động điện từ riêng trong mạch là
A. f$_2$ = 4f$_1$
B. f$_2$ = f$_1$/2
C. f$_2$ = 2f$_1$
D. f$_2$ = f$_1$/4

Câu 4. Một mạch dao động gồm cuộn cảm có L = 4mH, tụ điện có điện dung C = 10pF. Tần số góc riêng của mạch dao động là
A. 0,158 rad/s
B. 5.10$^{6}$ rad/s
C. 5.10$^{5}$ rad/s
D. 2.10$^{3}$ rad/s
giải​
+ Tần số góc riêng $\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} = {5.10^6}\left( {rad/s} \right)$
chọn đáp án B.
Câu 5. Một khung dao động có cuộn dây L =5H và điện dung C = 5. 10-6 F. Tính chu kì dao động điện từ trong khung.
A. 0,0314s
B. 2,5. 10$^{-4}$ s
C. 0,314s
D. 94,2s
Giải​
Chu kì tần số của mạch dao động là $T = 2\pi \sqrt {LC} $ = 0,314s
Chọn đáp án A.

Câu 6. Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L = 1mH và một tụ điện có điện dung là C = 0,1μF. Tần số riêng của mạch có giá trị nào sau đây?
A. 1,6.10$^{4}$ Hz
B. 3,2.10$^{4}$ Hz
C. 1,6.10$^{3}$ Hz
D. 3,2.10$^{3}$ Hz
Giải​
+ Tần số riêng của mạch có giá trị $f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} = 1,{6.10^4}Hz$
Chọn đáp án A.

Câu 7. Dao động điện từ trong mạch dao động LC là quá trình
A. biến đổi không tuần hoàn của điện tích trên tụ điện.
B. biến đổi theo hàm mũ của cường độ dòng điện.
C. chuyển hóa tuần hoàn giữa năng lượng từ trường và năng lượng điện trường.
D. bảo toàn hiêu điện thế giữa hai cực tụ điện.
Đáp án C

Câu 8. Trong một mạch dao động LC, tụ điện có điện dung 5μF, cường độ tức thời của dòng điện là i = 0,05sin2000t (A). Tìm biểu thức cho điện tích của tụ điện.
A. q = 2,5.10$^{-5}$sin(2000t – π/2) C
B. q = 2,5.10$^{-5}$cos(2000t – π/2) C
C. q = 2.10$^{5}$sin(2000t – π/2) C
D. q = 2.10$^{5}$cos(2000t – π/2) C
Giải​
+ Biểu thức điện tích cần tìm là q = Q$_{0}$cos(ωt + φ)
+ Theo đề bài ω = 2000rad/s.
+ Theo lý thuyết, thì điện tích tức thời chậm pha hơn dòng điện một góc là φ = π/2.
+ Mặt khác I$_0$ = ω.Q$_{0}$ nên Q$_{0}$ = 2,5.10$^{-5}$C
Chọn đáp án A.

Câu 9. Một mạch dao động LC có tụ điện 25pF và cuộn cảm 10$^{-4}$ H. Biết ở thời điểm ban đầu của dao động, cường độ dòng điện có giá trị cực đại và bằng 40mA. Tìm biểu thức của cường độ dòng điện, của điện tích trên bản cực của tụ điện và biểu thức của hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ điện.
A. i = 4cos(2.10$^{-7}$.t) A
B. i = 4.10$^{-2}$cos(2.10$^{7}$.t) A
C. i = 4.10$^{-2}$cos(2.10$^{7}$.t + π/2) A
D. i = 4.10$^{-2}$cos(2.10$^{7}$.t – π/2) A
Giải​
+ Tần số góc $\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} = {2.10^7}rad/s$
+ Biểu thức cường độ dòng điện i = I$_0$cos(ωt + φ)
+ Vì lúc t = 0 thì i = I$_0$ = 40mA = 4.10$^{-2}$ A nên φ = 0, do đó: i = 4.10$^{-2}$cos(2.10$^{7}$.t) A
Chọn đáp án B.

Câu 10. Một mạch dao động LC gồm cuộn dây có L = 0,1H và tụ điện có điện dung C = 10pF được nạp điện bằng nguồn điện không đổi, khi đó vôn kế giữa hai đầu tụ điện có giá trị 60√2 V. Lúc t = 0, tụ bắt đầu phóng điện. Hãy xác định biểu thức điện tích trên bản tụ điện?
A. q = 1,2.10$^{-9}$cos(10$^{6}$t) C
B. q = 1,2.10$^{-9}$cos(10$^{6}$t + π/2) C
C. q = 0,6.10$^{-9}$cos(10$^{6}$t - π/2) C
D. q = 0,6.10$^{-9}$cos(10$^{6}$t) C
giải​
+ Điện tích trên bản cực của tụ điện: q = Q$_{0}$cos(ωt + φ)
+ Tần số góc riêng $\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} = {10^6}\left( {rad/s} \right)$
+ Điện tích cực đại trên tụ Q$_{0}$ = CU$_{0}$ = CU.√2 = 1,2.10$^{9}$C
+ Lúc t = 0 thì q = Q$_{0}$ → cosφ = 1 → φ = 0
+ Vậy biểu thức điện tích trên bản tụ q = 1,2.10$^{-9}$cos(10$^{6}$t) C
chọn đáp án A.
 

Members online

No members online now.
Back
Top