Ôn tập chương sóng cơ và sóng âm (phần 26)

Tăng Giáp

Administrator
Thành viên BQT
Câu 1.Người ta đặt tại điểm O trong một môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm một nguồn âm điểm có công suất không đổi. Tại điểm A trong môi trường đó có mức cường độ âm 20 dB. Để mức cường âm tại A tăng thêm 2 dB, ta cần tăng công suất của nguồn lên bao nhiêu lần?
A. 1,58.
B. 1,41.
C. 1,1.
D. 2.

Câu 2.Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm. Tại điểm A, mức cường độ âm L$_A$ = 40dB. Nếu tăng công suất của nguồn âm lên 4 lần nhưng không đổi tần số thì mức cường độ âm tại A:
A. 52 dB.
B. 67 dB.
C. 46dB.
D. 160dB.

Câu 3.Đặt một nguồn âm sát miệng một ống hình trụ đặt thẳng đứng cao 1,8m. Đổ dần nước vào ống trụ đến độ cao 80 cm so với đáy, thì gnhe thấy âm to nhất. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Trong khoảng từ 300 Hz đến 500 Hz, tần số f của nguồn âm nhận giá trị nào sau đây?
A. 319 Hz.
B. 354 Hz.
C. 496 Hz.
D. 425 Hz.

Câu 4.Một âm thoa có tần số dao động riêng f = 900 Hz đặt sát miệng của một ống nghiệm hình trụ cao 1,2 m. Đổ dần nước vào ống nghiệm, đến độ cao 20 cm ( so với đáy) thì thấy âm được khuếch đại rất mạnh. Tốc độ truyền âm trong khống khí là
A. 353 m/s.
B. 340 m/s.
C. 327 m/s.
D. 315 m/s.

Câu 5.Một sợi dây đàn hồi dài 60cm treo lơ lửng vào một cần rung. Tốc độ truyền sóng trên dây 8,0m/s. Cần rung dao động theo phương ngang với tần số f thay đổi từ 80Hz đến 120Hz. Trong quá trình thay đổi, có bao nhiêu giá trị tần số có thể tạo sóng dừng trên dây?
A. 7.
B. 6.
C. 4.
D. 3.
 
Last edited by a moderator:
Câu 1.Người ta đặt tại điểm O trong một môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm một nguồn âm điểm có công suất không đổi. Tại điểm A trong môi trường đó có mức cường độ âm 20 dB. Để mức cường âm tại A tăng thêm 2 dB, ta cần tăng công suất của nguồn lên bao nhiêu lần?
A. 1,58.
B. 1,41.
C. 1,1.
D. 2.
${L_2} - {L_1} = 10\lg \left( {\frac{I}{{{I_0}}}} \right) \to \frac{{{P_2}}}{{{P_1}}} = \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = {10^{0,2}} = 1,58$
 
Câu 2.Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm. Tại điểm A, mức cường độ âm L$_A$ = 40dB. Nếu tăng công suất của nguồn âm lên 4 lần nhưng không đổi tần số thì mức cường độ âm tại A:
A. 52 dB.
B. 67 dB.
C. 46dB.
D. 160dB.
DTB57gf.png
 
Câu 3.Đặt một nguồn âm sát miệng một ống hình trụ đặt thẳng đứng cao 1,8m. Đổ dần nước vào ống trụ đến độ cao 80 cm so với đáy, thì gnhe thấy âm to nhất. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Trong khoảng từ 300 Hz đến 500 Hz, tần số f của nguồn âm nhận giá trị nào sau đây?
A. 319 Hz.
B. 354 Hz.
C. 496 Hz.
D. 425 Hz.
$\left\{ \begin{array}{l}
\ell = \left( {2k + 1} \right)\frac{v}{{4f}} \to f = \left( {2k + 1} \right)\frac{{340}}{{4.\left( {1,8 - 0,8} \right)}}\\
300Hz \le f \le 500\left( {Hz} \right)
\end{array} \right. \to f = 425\left( {Hz} \right)$
 
Câu 4.Một âm thoa có tần số dao động riêng f = 900 Hz đặt sát miệng của một ống nghiệm hình trụ cao 1,2 m. Đổ dần nước vào ống nghiệm, đến độ cao 20 cm ( so với đáy) thì thấy âm được khuếch đại rất mạnh. Tốc độ truyền âm trong khống khí là
A. 353 m/s.
B. 340 m/s.
C. 327 m/s.
D. 315 m/s.
Sau khi đổ nước, chiều cao phần không khí trong lòng ống là d = 1,2 - 0,2 = 1m
Như vậy, âm trong ống được khuếch đại như sóng dừng có một đầu kín, một đầu hở.
Ta có: $\ell = \frac{{2k + 1}}{{4f}}.v \to v = \frac{{4f.\ell }}{{2k + 1}} = \frac{{4.900.1}}{{2k + 1}} = \frac{{3600}}{{2k + 1}}$
Ta thấy: $\frac{{3600}}{{327}} \approx 2.5 + 1 \to C$
 
Câu 5.Một sợi dây đàn hồi dài 60cm treo lơ lửng vào một cần rung. Tốc độ truyền sóng trên dây 8,0m/s. Cần rung dao động theo phương ngang với tần số f thay đổi từ 80Hz đến 120Hz. Trong quá trình thay đổi, có bao nhiêu giá trị tần số có thể tạo sóng dừng trên dây?
A. 7.
B. 6.
C. 4.
D. 3.
YoLLz3S.png
 

Members online

No members online now.
Back
Top