Ôn tập vật lí hạt nhân (phần 12)

Doremon

Moderator
Thành viên BQT
Câu 1. (CĐ - 2007) Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có khối lượng m0, chu kì bán rã của chất này là 3,8 ngày. Sau 15,2 ngày khối lượng của chất phóng xạ đó còn lại là 2,24 g. Khối lượng m0 là
A. 5,60 g.
B. 35,84 g.
C. 17,92 g.
D. 8,96 g.

Câu 2. Pôlôli $^{210}_{84}$ Po phóng xạ α với chu kì bán rã là 138 ngày. Lấy N$_A$= 6,02.10$^{23}$mol$^{- 1}$. Lúc đầu có 1mg Po thì sau 278 ngày, thể tích khí hêli ( ở điều kiện tiêu chuẩn ) là bao nhiêu?
A. 6,5.10$^{- 4}$ lít
B. 2,8.10$^{- 6}$ lít
C. 3,7.10$^{- 5}$ lít
D. 8,0.10$^{- 5}$ lít

Câu 3.Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân
A. có thể âm hoặc dương.
B. càng lớn, thì hạt nhân càng bền.
C. càng nhỏ, thì hạt nhân càng bền.
D. có thể triệt tiêu, đối với một số hạt nhân đặc biệt.

Câu 4. Hạt nhân 22688Ra phóng xạ ra hạt α và chuyển thành hạt X với chu kì bán rã khá lớn. Ban đầu độ phóng xạ chất là 4,5Ci. Cho số Avogadro NA = 6,022.10$^{23}$ mol$^{- 1}$. Khí Heli được tạo thành trong thời gian 5 ngày có thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 2,6755.10$^{- 8}$cm$^3$.
B. 267,55.10$^{- 8}$dm$^3$.
C. 26,755.10$^{- 8}$cm$^3$.
D. 267,55.10$^{- 8}$cm$^3$.

Câu 5.Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
A. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
B. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
C. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
D. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
 
Câu 1. (CĐ - 2007) Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có khối lượng m0, chu kì bán rã của chất này là 3,8 ngày. Sau 15,2 ngày khối lượng của chất phóng xạ đó còn lại là 2,24 g. Khối lượng m0 là
A. 5,60 g.
B. 35,84 g.
C. 17,92 g.
D. 8,96 g.
$m = {m_0}{.2^{ - \frac{t}{T}}} \to 2,24 = {m_0}{.2^{ - \frac{{15,2}}{{3,8}}}} \to {m_0} = 35,84g$
 
Câu 2. Pôlôli 21084^{210}_{84} Po phóng xạ α với chu kì bán rã là 138 ngày. Lấy NA_A= 6,02.1023^{23}mol−1^{- 1}. Lúc đầu có 1mg Po thì sau 278 ngày, thể tích khí hêli ( ở điều kiện tiêu chuẩn ) là bao nhiêu?
A. 6,5.10−4^{- 4} lít
B. 2,8.10−6^{- 6} lít
C. 3,7.10−5^{- 5} lít
D. 8,0.10−5^{- 5} lít
$\begin{array}{l}
^{210}Po \to _2^4He + _{82}^{206}Pb\\
{N_\alpha } = \Delta N = {N_0} - {N_0}{.2^{ - \frac{t}{T}}} = \frac{3}{4}{N_0}\\
{n_\alpha } = \frac{{{N_\alpha }}}{{{N_A}}} = \frac{{3{N_0}}}{{4{N_A}}} = \frac{3}{4}.\frac{{\frac{{{m_0}}}{A}.{N_A}}}{{{N_A}}} = \frac{3}{4}\frac{{{m_0}}}{A}\left( {mol} \right) \to V = n.22,4 = {8.10^{ - 5}}\left( \ell \right)
\end{array}$
 
Câu 3.Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân
A. có thể âm hoặc dương.
B. càng lớn, thì hạt nhân càng bền.
C. càng nhỏ, thì hạt nhân càng bền.
D. có thể triệt tiêu, đối với một số hạt nhân đặc biệt.
Phương án B
 
Câu 4. Hạt nhân 22688Ra phóng xạ ra hạt α và chuyển thành hạt X với chu kì bán rã khá lớn. Ban đầu độ phóng xạ chất là 4,5Ci. Cho số Avogadro NA = 6,022.1023^{23} mol−1^{- 1}. Khí Heli được tạo thành trong thời gian 5 ngày có thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 2,6755.10−8^{- 8}cm3^3.
B. 267,55.10−8^{- 8}dm3^3.
C. 26,755.10−8^{- 8}cm3^3.
D. 267,55.10−8^{- 8}cm3^3.
$\begin{array}{l}
t < < T \to 1 - {e^{ - \lambda t}} \approx \lambda t\\
{H_0} = \lambda {N_0} \to {N_0} = \frac{{{H_0}}}{\lambda }\\
{n_{He}} = \Delta {n_{Ra}} = \frac{{{N_0}\left( {1 - {e^{ - \lambda t}}} \right)}}{{{N_A}}} \approx \frac{{\frac{{{H_0}}}{\lambda }.\lambda t}}{{{N_A}}} = \frac{{{H_0}t}}{{{N_A}}} = 1,{19422^{ - 7}}mol \to V = {n_{He}}.22,4 = 2,{675.10^{ - 6}}\left( {lit} \right)
\end{array}$
 
Câu 5.Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
A. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
B. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
C. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
D. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
Phương án A
 

Members online

No members online now.
Back
Top