Ôn tập vật lí hạt nhân (phần 3)

Tăng Giáp

Administrator
Thành viên BQT
Câu 1.Người ta dùng proton có động năng K$_p$ = 5,45 MeV bắn phá hạt nhân 94Be đứng yên sinh ra hạt α và hạt nhân liti (Li). Biết rằng hạt nhân α sinh ra có động năng K$_α$ = 4 MeV và chuyển động theo phương vuông góc với phương chuyển động của proton ban đầu. Cho khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u xấp xỉ bằng số khối của nó. Động năng của hạt nhân liti sinh ra là
A. 1,450 MeV.
B. 4,725 MeV.
C. 3,575 MeV.
D. 9,450 MeV.

Câu 2.Xác định số prôtôn trong 15,9949 gam $^{16}$O là bao nhiêu?
A. 4,82.10$^{24}$
B. 6,02.10$^{23}$
C. 9,63.10$^{24}$
D. 1,45.10$^{25}$

Câu 3.Một hạt nhân sắt có mật độ hạt nhân là 10$^{25}$ (C/m$^3$) và số proton là 26. Hãy tìm số nucleon gần đúng của hạt nhân này?
A. 57.
B. 55.
C. 50.
D. 60.

Câu 4.Theo thuyết tương đối, một electron có động năng bằng 0,25 năng lượng của nó thì electron này chuyển động với vận tốc bằng
A. 2,14.10$^8$ m/s.
B. 2,59.10$^8$ m/s.
C. 6,57.10$^6$ m/s.
D. 1,98.10$^8$ m/s.

Câu 5.Tốc độ của ánh sáng trong chân không
A. phụ thuộc vào phương truyền.
B. phụ thuộc vào tốc độ của nguồn sáng.
C. phụ thuộc vào phương truyền và tốc độ của nguồn sáng.
D. không phụ thuộc phương truyền và tốc độ của nguồn sáng hay máy thu.
 
Câu 1.Người ta dùng proton có động năng Kp_p = 5,45 MeV bắn phá hạt nhân 94Be đứng yên sinh ra hạt α và hạt nhân liti (Li). Biết rằng hạt nhân α sinh ra có động năng Kα_α = 4 MeV và chuyển động theo phương vuông góc với phương chuyển động của proton ban đầu. Cho khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u xấp xỉ bằng số khối của nó. Động năng của hạt nhân liti sinh ra là
A. 1,450 MeV.
B. 4,725 MeV.
C. 3,575 MeV.
D. 9,450 MeV.
$\begin{array}{l}
\overrightarrow {{v_\alpha }} \bot \overrightarrow {{v_p}} \to p_{Li}^2 = p_\alpha ^2 + p_p^2\\
\to {m_{Li}}{K_{Li}} = {m_\alpha }{K_\alpha } + {m_p}{K_p}\\
\to {K_{Li}} = \frac{{{m_\alpha }{K_\alpha } + {m_p}{K_p}}}{{{m_{Li}}}} = 3,575\left( {MeV} \right)
\end{array}$
 
Câu 2.Xác định số prôtôn trong 15,9949 gam 16^{16}O là bao nhiêu?
A. 4,82.1024^{24}
B. 6,02.1023^{23}
C. 9,63.1024^{24}
D. 1,45.1025^{25}
Số hạt nhân nguyên tử có trong 15,9949 g hạt nhân $^{16}$O là:
$N = \frac{m}{A}.{N_A} = \frac{{15,9949}}{{16}}.6,{02.10^{23}} = 6,{02.10^{23}}\left( {ha\"i t} \right)$
Số prôtôn cần tìm là N$_{prôtôn}$ = 8.N = 4,82.10$^{24}$
 
Câu 3.Một hạt nhân sắt có mật độ hạt nhân là 1025^{25} (C/m3^3) và số proton là 26. Hãy tìm số nucleon gần đúng của hạt nhân này?
A. 57.
B. 55.
C. 50.
D. 60.
$\sigma = \frac{q}{V} = \frac{{Z.e}}{{\frac{4}{3}\pi {R^3}}} = \frac{{Z.e}}{{\frac{4}{3}\pi {{\left( {1,{{2.10}^{ - 15}}} \right)}^3}.A}} \to A = \frac{{Z.e}}{{\frac{4}{3}\pi {{\left( {1,{{2.10}^{ - 15}}} \right)}^3}.\sigma }} = 57$
 
Câu 4.Theo thuyết tương đối, một electron có động năng bằng 0,25 năng lượng của nó thì electron này chuyển động với vận tốc bằng
A. 2,14.108^8 m/s.
B. 2,59.108^8 m/s.
C. 6,57.106^6 m/s.
D. 1,98.108^8 m/s.
$\begin{array}{l}
{{\rm{W}}_d} = \left( {m - {m_0}} \right){c^2} = 0,25m{c^2} \to m = \frac{4}{3}{m_0}\\
\sqrt {1 - {{\left( {\frac{v}{c}} \right)}^2}} = \frac{3}{4} \to v = \frac{{c\sqrt 7 }}{4} = 1,{98.10^8}\left( {\frac{m}{s}} \right)
\end{array}$
 
Câu 5.Tốc độ của ánh sáng trong chân không
A. phụ thuộc vào phương truyền.
B. phụ thuộc vào tốc độ của nguồn sáng.
C. phụ thuộc vào phương truyền và tốc độ của nguồn sáng.
D. không phụ thuộc phương truyền và tốc độ của nguồn sáng hay máy thu.
Chọn D
 

Members online

No members online now.
Back
Top