KhaKhuTru
Become a Gentleman
Thông thường, các chi phí giao dịch cao, rủi ro cao đòi hỏi phải nâng lãi suất cho vay cao hơn nhằm bù đắp rủi ro, và chi phí. Tuy nhiên, do cho vay chính sách với lãi suất ưu đãi nên tổ chức tài trợ chính sách vẫn giữ lãi suất ở mức thấp, nên hệ quả là các điều kiện cho vay ngặt nghèo, để đảm bảo việc hoàn trả nợ mà người vay tương đối mất nhiều thời gian (mặc dù hiện tại đã giảm đi nhiều thủ tục). Kết quả là việc tiếp cận nguồn cung tín dụng chính sách của các nhà đầu tư cũng bị hạn chế.
Xem xét, đánh giá các nguồn tài chính tài trợ cho phát triển kinh tế của VN trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Bởi lẽ, nếu chúng ta nắm được vai trò, vị trí, cách thức vận hành và phát triển của chúng trong giai đoạn hội nhập, để từ đó chúng ta có biện pháp nhằm phát huy vai trò của chúng phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước một cách hiệu quả và chủ động. Vì lý do đó bài viết này, xin được trình bày một vài vấn đề liên quan đến việc phát triển hoạt động tín dụng của nhà nước trong giai đoạn hội nhập.
Vai trò của tín dụng nhà nước
Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng, nên Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất. Song tín dụng nhà nước có những ưu thế riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về chi ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn.
Cơ chế của tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này buộc các đối tượng vay vốn phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản vay để bảo đảm khả năng thanh toán nợ. Bên cạnh đó, khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây, cho nên đầu tư của Nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó khăn...tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh tế. Do đó, trong tương lai theo xu thế chung, Nhà nước sẽ chuyển dần vốn ngân sách thành vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, do ảnh hưởng tích cực của vốn tín dụng nhà nước cao hơn nhiều so với ảnh hưởng của vốn ngân sách.
Hiện tại, hoạt động tín dụng nhà nước do Quỹ hỗ trợ phát triển đảm nhận. Đây là một tổ chức tài chính nhà nước thực hiện việc tài trợ chính sách. Với nhiệm vụ tiếp nhận và huy động các nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư và hỗ trợ xuất khẩu theo chính sách của Nhà nước cho một số ngành, lĩnh vực then chốt cuả nền kinh tế, các vùng khó khăn và các chương trình kinh tế lớn của đất nước. Vai trò tích cực của tín dụng nhà nước ở VN trong chặng đường phát triển kinh tế vừa qua có thể được tóm tắt qua một số mặt sau:
Tín dụng nhà nước là một bộ phận quan trọng trong đầu tư nhà nước-nguồn vốn cơ bản tạo ra sự phát triển dài hạn của nền kinh tế.
Trong 5 năm (2000-2004) Quỹ đã huy động vốn để đầu tư trên 3.800 dự án với số vốn xấp xỉ 48.000 tỷ đồng. Với tư cách là “vốn mồi”, bằng việc đưa số tiền này, Quỹ đã động viên thêm khoảng 60.000-70.000 tỷ đồng vốn tín dụng thương mại, vốn tự có của các chủ đầu tư dành cho đầu tư phát triển. Nếu tính cả số dự án được nhận bàn giao từ Tổng cục đầu tư phát triển thì tới cuối năm 2004, Quỹ đã quản lý trên 6.600 dự án, với số dư nợ trên 69.000 tỷ đồng (vốn trong nước trên 35.000 tỷ đồng, vốn ODA cho vay lại gần 34.000 tỷ đồng. Điển hình là những chương trình dự án sau:
Các dự án phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước: Quỹ đã ký hợp đồng và đảm bảo vốn cho vay 13.000 tỷ đồng để đầu tư 126 dự án cầu đường; 4.366 tỷ đồng để đầu tư 14 dự án trong lĩnh vực hàng không; 42.000 tỷ đồng để đầu tư 26 nhà máy phát điện; 7.800 tỷ đồng để thực hiện 116 dự án cấp nước; 2.920 tỷ đồng để đầu tư 80 dự án xây dựng hạ tầng kinh tế cửa khẩu, hạ tầng khu công nghiệp.
Các chương trình phát triển các ngành quan trọng của quốc gia: Quỹ đã đầu tư trên 4.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình đóng tàu biển; 650 tỷ đồng để hỗ trợ ngành đường sắt; 5.600 tỷ đồng cho chương trình xi măng; 2.500 tỷ đồng cho chương trình thép; trên 3.700 tỷ đồng cho chương trình tăng tốc phát triển ngành dệt may; gần 6.700 tỷ đồng cho các dự án phát triển nông lâm thuỷ sản;
Các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn: Quỹ đã đầu tư 5.300 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện chương trình 27.000 km kênh mương nội đồng, trên 28.000 km đường giao thông nông thôn được bê tông hoá; trên 1.800 tỷ đồng để hỗ trợ việc tôn nền vượt lũ cụm tuyến dân cư Đồng bằng sông Cửu Long.
Các dự án phục vụ chiến lược xuất khẩu: Quỹ đã dành gần 17.000 tỷ đồng hỗ trợ trên 200 doanh nghiệp thực hiện thành công trên 5.500 hợp đồng xuất khẩu; Trên 6.500 tỷ đồng vốn trung dài hạn để cho vay trên 700 dự án sản xuất hàng xuất khẩu
Tải về bản đầy đủ tại đây
Xem xét, đánh giá các nguồn tài chính tài trợ cho phát triển kinh tế của VN trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Bởi lẽ, nếu chúng ta nắm được vai trò, vị trí, cách thức vận hành và phát triển của chúng trong giai đoạn hội nhập, để từ đó chúng ta có biện pháp nhằm phát huy vai trò của chúng phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước một cách hiệu quả và chủ động. Vì lý do đó bài viết này, xin được trình bày một vài vấn đề liên quan đến việc phát triển hoạt động tín dụng của nhà nước trong giai đoạn hội nhập.
Vai trò của tín dụng nhà nước
Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng, nên Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất. Song tín dụng nhà nước có những ưu thế riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về chi ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn.
Cơ chế của tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này buộc các đối tượng vay vốn phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản vay để bảo đảm khả năng thanh toán nợ. Bên cạnh đó, khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây, cho nên đầu tư của Nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó khăn...tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh tế. Do đó, trong tương lai theo xu thế chung, Nhà nước sẽ chuyển dần vốn ngân sách thành vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, do ảnh hưởng tích cực của vốn tín dụng nhà nước cao hơn nhiều so với ảnh hưởng của vốn ngân sách.
Hiện tại, hoạt động tín dụng nhà nước do Quỹ hỗ trợ phát triển đảm nhận. Đây là một tổ chức tài chính nhà nước thực hiện việc tài trợ chính sách. Với nhiệm vụ tiếp nhận và huy động các nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư và hỗ trợ xuất khẩu theo chính sách của Nhà nước cho một số ngành, lĩnh vực then chốt cuả nền kinh tế, các vùng khó khăn và các chương trình kinh tế lớn của đất nước. Vai trò tích cực của tín dụng nhà nước ở VN trong chặng đường phát triển kinh tế vừa qua có thể được tóm tắt qua một số mặt sau:
Tín dụng nhà nước là một bộ phận quan trọng trong đầu tư nhà nước-nguồn vốn cơ bản tạo ra sự phát triển dài hạn của nền kinh tế.
Trong 5 năm (2000-2004) Quỹ đã huy động vốn để đầu tư trên 3.800 dự án với số vốn xấp xỉ 48.000 tỷ đồng. Với tư cách là “vốn mồi”, bằng việc đưa số tiền này, Quỹ đã động viên thêm khoảng 60.000-70.000 tỷ đồng vốn tín dụng thương mại, vốn tự có của các chủ đầu tư dành cho đầu tư phát triển. Nếu tính cả số dự án được nhận bàn giao từ Tổng cục đầu tư phát triển thì tới cuối năm 2004, Quỹ đã quản lý trên 6.600 dự án, với số dư nợ trên 69.000 tỷ đồng (vốn trong nước trên 35.000 tỷ đồng, vốn ODA cho vay lại gần 34.000 tỷ đồng. Điển hình là những chương trình dự án sau:
Các dự án phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước: Quỹ đã ký hợp đồng và đảm bảo vốn cho vay 13.000 tỷ đồng để đầu tư 126 dự án cầu đường; 4.366 tỷ đồng để đầu tư 14 dự án trong lĩnh vực hàng không; 42.000 tỷ đồng để đầu tư 26 nhà máy phát điện; 7.800 tỷ đồng để thực hiện 116 dự án cấp nước; 2.920 tỷ đồng để đầu tư 80 dự án xây dựng hạ tầng kinh tế cửa khẩu, hạ tầng khu công nghiệp.
Các chương trình phát triển các ngành quan trọng của quốc gia: Quỹ đã đầu tư trên 4.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình đóng tàu biển; 650 tỷ đồng để hỗ trợ ngành đường sắt; 5.600 tỷ đồng cho chương trình xi măng; 2.500 tỷ đồng cho chương trình thép; trên 3.700 tỷ đồng cho chương trình tăng tốc phát triển ngành dệt may; gần 6.700 tỷ đồng cho các dự án phát triển nông lâm thuỷ sản;
Các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn: Quỹ đã đầu tư 5.300 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện chương trình 27.000 km kênh mương nội đồng, trên 28.000 km đường giao thông nông thôn được bê tông hoá; trên 1.800 tỷ đồng để hỗ trợ việc tôn nền vượt lũ cụm tuyến dân cư Đồng bằng sông Cửu Long.
Các dự án phục vụ chiến lược xuất khẩu: Quỹ đã dành gần 17.000 tỷ đồng hỗ trợ trên 200 doanh nghiệp thực hiện thành công trên 5.500 hợp đồng xuất khẩu; Trên 6.500 tỷ đồng vốn trung dài hạn để cho vay trên 700 dự án sản xuất hàng xuất khẩu
Tải về bản đầy đủ tại đây