[Tài Liệu] Bộ đề cương 9 câu hỏi giải đáp toàn bộ về triết học ở bậc Đại Học

KhaKhuTru

Become a Gentleman
Đề cương Triết

1: vấn đề cơ bản của Triết học... ý nghĩa pp luận

2: các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật và PP luận

3: cặp phạm trù cái chung và riêng... ý nghĩa pp luận

4: cặp phạm trù bản chất+ hiện tượng ý nghĩa pp luận

5: qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại... ý nghĩa pp luận

6: con đường biện chứng của nhận thức, ý nghĩa pp luận

7: mối qhệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, ý nghĩa pp luận

8: qhệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng vs kiến trúc thượng tầng, ý nghĩa pp luận

9: giai cấp + đấu tranh giai cấp

Đáp án

Câu 1: Trình bày vấn đề cơ bản của triết học? Ý nghĩa phương pháp luận.

Vấn đề cơ bản nhất của Triết học là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Sở dĩ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản nhất của triết học là bởi vì nó là bản chất tiên đề, là xuất phát điểm của mọi học thuyết triết học. Bất cứ nhà triết học nào, dù muốn hay k muốn, dù bằng cách này hay cách khác đều phải giải quyết vấn đề này. Ăng-ghen cũng đã khẳng định mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học hiện nay.

Vấn đề cơ bản của Triết học có 2 mặt:

1. Trả lời cho câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

Để trả lời cho câu hỏi này, trong lịch sử triết học có 3 quan điểm:

Quan điểm 1: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, ý thức quyết định vật chất. Những người theo quan điểm này được gọi là những người theo chủ nghĩa duy vật. CNDV có 3 dạng thái:

- CNDV ngây thơ: những kết luận mà họ đưa ra về thế giới chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm và việc quan sát sự vật 1 cách trực tiếp. Do vậy, những kết luận mà họ đưa ra về thế giới nhìn chung là đúng nhưng chưa đủ sâu sắc và không mang bản chất vấn đề. Đại biểu: Talet, Heraclit, Democrit.

- CNDV siêu hình: nó bị ảnh hưởng bởi bộ máy cơ học hữu cơ, tư duy siêu hình máy móc khi xem xét, quan sát sự vật trong trạng thái tĩnh, không vận động và phát triển, k có mối liên hệ với sự vật khác. Do vậy, những kết luận mà họ đưa ra về thế giới nói chung là sai, thậm chí có trường hợp còn méo mó, sai sự thật. Đại biểu: Đêcactơ, Hopxo

- CNDV biện chứng (đối lập vs CNDV siêu hình): xem xét, đánh gía các sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động và phát triển, trong mối quan hệ với các sự vật khác. Do vậy, những kết luận mà họ đưa ra về thế giới nhìn chung là đã đánh giá được một cách đầy đủ và trung thực. Đại biểu: Các Mác và Ăng-ghen.

Quan điểm 2: Ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau, ý thức quyết định vật chất. Những người theo quan điểm này được gọi là những người theo chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm có 2 dạng phái:

- CNDT khách quan: quan niệm rằng có 1 thế giới tồn tại khách quan, đối lập với ý thức và nhận thức của con người. Nó vĩnh hằng, luôn vận đông và biến đổi. Trong quá trình “tha hóa” của nó hình thành nên thế giới hiện thực. Do vậy, theo quan điểm của họ thì thế giới hiện thực là cái bóng của thế giới tinh thần và chịu sự quyết định của thế giới tinh thần. Đại biểu: Hê-ghen, Phlaton.

- CNDT chủ quan: quan niệm rằng thế giới của chúng ta tồn tại được là do những cảm xúc phức hợp với nhau. Tất cả sự tồn tại của sự vật đều do ý thức của con người quyết định, đều phụ thuộc vào ý thức của con người. Đại biểu: Canto, Hyum.

Quan điểm 3: Vật chất và thế giới song song tồn tại, không có cái nào có trước, không có cái nào có sau, không có cái nào có sau, không có cái nào quyết định cái nào. Đây được gọi là “Nhị nguyên luận”. Theo thuyết này thì vật chất và ý thức cùng sinh ra thế giới.

Những người theo chủ nghĩa duy vât và chủ nghĩa duy tâm cùng được gọi chung là “Nhất nguyên luận”, tức là chỉ có 1 cái sinh ra thế giới, hoặc là vât chất, hoặc là ý thức.


1. Trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Hay nói cách khác những hình ảnh của con người hay những tri thức mà con người có được về thế giới có phải là sự phản ánh một cách đầy đủ và trung thực về bản chất của thế giới hay không?

Để trả lời cho câu hỏi này, trong lịch sử triết học có 2 quan điểm:

Quan điểm 1: Khả tri luận: con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được thế giới. Sự nhận thức của mỗi cá nhân là hữu hạn nhưng sự nhận thức của loài người từ thế hệ này qua thế hệ khác lại là vô hạn. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người hoàn toàn có thể nhận thức được thế giới. Tuy nhiên, theo thuyêt này thì sự nhận thức được biểu hiện theo những cách khác nhau:

- Những người theo CNDT khách quan cho rằng nhận thức là sự hồi tưởng lại của linh hồn bất tử.

- Những người theo CNDT chủ quan cho rằng nhận thức là cái có sẵn dưới dạng bẩm sinh. Chủ thể của nhận thức phải biết tạo điều kiện cho tri thức của mình được bộc lộ, phát huy.

- Những người theo quan điểm duy vật biện chứng thì khẳng định nhận thức là một quá trình lâu dài, gian khổ và phức tạp, đi từ cái chưa biết đến biết và biết nhiều thông qua sự tác động của con người vào thế giới tự nhiên, từ đó con người hình thành nên tri thức.

Quan điểm 2: Bất tri luận: Con người hoàn toàn không có khả năng nhận thức được thế giới. Nếu có nhận thức được thế giới thì đó chỉ là bề ngoài, chứ không nhận thức được bản chất bên trong.

§ Ý nghĩa

- Chính nhờ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học mà từ đó hình thành nên các trường phái triết học khác nhau.

- Cuộc chiến giữa trường phái duy tâm và trường phái duy vật từ lúc bắt đầu cho đên nay vẫn luôn là cuộc chiến gay go, sôi động nhất.

- Nghiên cứu thấu đáo các vấn đề cơ bản để từ đó giải thích được hiện tượng mê tín dị đoan và tìm giải pháp khắc phục.

Câu 2: các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật và phương pháp luận

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó các mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng

Tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú là các tính chất cơ bản của mối liên hệ

Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng ( hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối hiện hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình

Theo quan điểm biện chứng không có một sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ htống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với các hệ thống khác, tương tác và làm biến đối lẫn nhau.

Tải về bản đầy đủ tại đây
 

Members online

No members online now.
Back
Top