[Tài Liệu] Thực trạng nợ công Châu Âu

KhaKhuTru

Become a Gentleman
Thực trạng nợ công châu Âu qua những con số

14/27 nước thuộc Liên minh châu Âu (có cả Anh và Pháp) có tỷ lệ nợ tương đương hơn 60% GDP, mức giới hạn an toàn mà Liên minh châu Âu đưa ra.

Hy Lạp không phải nước duy nhất đương đầu với khủng hoảng tín dụng và nợ.

Liên minh châu Âu bao gồm 27 nước, liên minh đặt mục tiêu lón để tạo ra một thị trường chung và tích hợp các nền kinh tế thông qua thể chế chung. Ủy ban châu Âu có trụ sở tại Brussels chịu trách nhiệm giám sát Liên minh châu Âu. Trong Liên minh châu Âu có 17 nước sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung.

Vấn đề nợ không chỉ của riêng Hy Lạp. 14/27 nước thuộc Liên minh châu Âu có tỷ lệ nợ tương đương hơn 60% GDP, mức giới hạn mà Liên minh châu Âu đưa ra. Trong nhóm này có cả một số nền kinh tế lớn của khu vực như Anh hay Pháp.Chi tiêu vào phúc lợi xã hội và một số chương trình khác của chính phủ đã tăng nhanh trong thập kỷ qua, đẩy tỷ lệ nợ công của khắp các nước trong khu vực lên cao.

Vấn đề nợ của Hy Lạp cũng không phải mới. Từ khi chuẩn bị gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu vào năm 2000, Hy Lạp đã có tỷ lệ nợ cao. Ý và Bỉ cũng khốn khổ với các khoản nợ lớn.

Quy mô các nền kinh tế được thể hiện qua mức độ to nhỏ của hình. Trong bảng là so sánh GDP năm 2010 của các nền kinh tế thuộc Liên minh châu Âu. Kinh tế Hy Lạp có quy mô nhỏ thế nhưng nỗi sợ của khả năng Hy Lạp vỡ nợ đã làm xói mòn niềm tin vào đồng euro và khiến nhà đầu tư khắp thế giới sợ hãi.

Dù các nước quanh Hy Lạp nợ không ít, tuy nhiên vấn đề của Hy Lạp nổi cộm lên. Hy Lap có tỷ lệ ngân sách cao nhất tại châu Âu, lên tới 15,4% GDP năm 2009, cao hơn rất nhiều so với mức trần 3% theo giới hạn của Liên minh châu Âu.

Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ so với Đức: Khi khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn, chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ của một số nước so với trái phiếu chính phủ Đức đã tăng nhanh. Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức được coi như chuẩn an toàn của châu Âu.


Khủng hoảng nợ công châu Âu ngày một xấu hơn

Giới đầu tư trong khu vực đồng tiền chung euro ngày càng hoang mang về cuộc khủng hoảng nợ công sẽ lan rộng hơn nữa tại các thị trường tài chính từ Ireland cho đến Tây Ban Nha.

Họ lo ngại rằng trong trường hợp tồi tệ nhất, khủng hoảng nợ tại Hy Lạp sẽ gây ra thiệt hại lớn cho các ngân hàng châu Âu và từ đó sẽ lan ra toàn cầu, tái diễn kịch bản của cuộc khủng hoảng tài chính hồi tháng 9/2008.

Tại các cuộc họp diễn ra trong nhiều tuần liền để bàn bạc về vấn đề này của các nhà lãnh đạo châu Âu, Ủy ban châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết họ rất tin tưởng về thỏa thuận dành 12 tỷ euro (17 tỷ USD) hỗ trợ nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp.

Những phát biểu đó nhằm mục đích xoa dịu hoang mang trên thị trường tài chính. Cho đến nay, nỗi lo sợ này đã không còn làm mưa gió ở Mỹ. Ít nhất là hiện tại, các nhà đầu tư dường như tin rằng giờ họ đã có nhiều bia đỡ khi phải gánh chịu sự vỡ nợ của Hy Lạp hay các quốc gia nợ cao khác. Lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của Mỹ vẫn ở mức dưới 3%.

Nhưng lãi suất trái phiếu của Tây Ban Nha đã tăng lên mức cao nhất trong 11 năm là 5,74%, đúng như các nhà đầu tư đã lo lắng rằng nước này sẽ là nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ công sau Hy Lạp.

“Các tổ chức tài chính Mỹ đang rất dồi dào tiền mặt, điều này có nghĩa là cuộc khủng hoảng thanh khoản sẽ phải rất lớn mới có thể ảnh hưởng đến họ", ông Guy LeBas, giám đốc chiến lược của Janney Montgomery Scott cho biết.

Sau khi chỉ số Dow Jones giảm 179 điểm vào hôm thứ 4 tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ đã ổn định, với các chỉ số đóng cửa ở mức cao hơn. Nhưng giá bảo hiểm cho các khoản nợ của chính phủ Hy Lạp mà các nhà đầu tư phải trả, để đảm bảo có thể thu lại tiền khi xảy ra vỡ nợ, ở mức rất cao.

Hiện nay, một nhà đầu tư phải trả khoảng 2 triệu USD hàng năm bảo hiểm cho món nợ 10 triệu USD trong 5 năm của Hy Lạp, một mức cao chót vót so với 50.000 USD bảo hiểm cho một khoản nợ tương đương của chính phủ Mỹ, công ty Dịch vụ Thông tin Tài chính Markit cho biết.

Bảo hiểm cho các khoản nợ của chính phủ Bồ Đào Nha và Ireland cũng ở mức cao. Thêm vào đó, Tây Ban Nha đã nỗ lực thúc đẩy sự quan tâm của các nhà đầu tư vào các cuộc đấu giá trái phiếu bán ra 2,8 tỷ euro (4 tỷ USD). Tuy nhiên, họ đã không những không đạt được mục tiêu của mình mà còn khiến mức lãi suất trung bình tăng trở lại. Nỗi lo sợ rằng Hy Lạp vỡ nợ có thể sẽ đe doa tới sự toàn vẹn của Euro Zone, đòi hỏi các nước châu Âu phải hỗ trợ cho các ngân hàng sở hữu các khoản nợ lớn của Hy Lạp hay các nước nợ lớn. Và điều này sẽ gieo dắt nỗi sợ hãi này trên toàn thế giới.

Tải về bản đầy đủ tại đây
 

Members online

No members online now.
Back
Top