KhaKhuTru
Become a Gentleman
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HAI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1.1. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
1.1.1. Giới thiệu
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tiền thân là Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội được chính thức ra mắt vào ngày 24/06/2009. HNX hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu.
Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch chứng khoán, HNX đã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần, tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và vận hành 03 thị trường giao dịch trên một nền công nghệ: thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt (TPCP) và thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).
Mục tiêu hoạt động của Sở GDCK Hà Nội là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường.
1.1.2. Hoạt động niêm yết
Thời gian đầu đi vào hoạt động sàn HNX chỉ có 9 doanh nghiệp niêm yết thì tính đến cuối năm 2011, HNX đã thu hút được 393 doanh nghiệp niêm yết với tổng khối lượng niêm yết đạt 8.001 triệu cổ phiếu, giá trị vốn hóa đạt 83,721 tỷ đồng. Tuy là một sàn chứng khoán có quy mô không lớn nhưng qua thời gian cải thiện thì HNX đã dần trở thành một địa chỉ tin cậy không chỉ đối với riêng doanh nghiệp trong việc huy động vốn mà còn đối với tất cả nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Ngày 3/1/2013, Sở chính thức áp dụng chỉ số HNX30 gồm các cổ phiếu có tính dẫn dắt trên sàn HNX. Trong đó, tỷ trọng giá trị giao dịch của các cổ phiếu trong rổ này từ đầu năm 2013 đến nay theo thống kê đạt 60-80% giá trị giao dịch của toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên sàn này; trong khi đó thì giá trị giao dịch của các cổ phiếu trong rổ VN30 chỉ đạt 55% tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE.
Đến tháng 11/2013 số lượng chứng khoán niêm yết trên Sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) là 379 mã. Theo thống kê trong những năm vừa qua, quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch tại SGDCK Hà Nội liên tục tăng, ngay cả khi thị trường chứng khoán rơi vào giai đoạn khó khăn. Điều này cho thấy sự tin tưởng của doanh nghiệp và kết quả nỗ lực phấn đấu không ngừng của HNX trong việc tạo ra một thị trường chứng khoán Công khai - Minh Bạch - Công bằng.
1.1.3. Hoạt động giao dịch
Kết thúc quý 1/2013, chỉ số của sàn HNX index đã có mức tăng điểm khá ấn tượng, tăng 5.5% cùng với sự tăng 18.7% của VN index thì đây là mức tăng tích cực khi so sánh với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Giá trị mua ròng của HNX tuy ở mức thấp hơn (khoảng 400 tỷ đồng) nhưng vẫn tăng hơn 10 lần so với quý 4 năm 2012. (xem hình 1.1)
...
Đồng thời, các chỉ số về thanh khoản và vốn hóa của thị trường vẫn có xu hướng tích cực mặc dù bước sang quý 2 thị trường có điều chỉnh giảm đôi chút trong tháng 6. Cụ thể HNX index vẫn tăng 9.3% so với thời điểm 31/12/2012; thanh khoản trung bình của HNX tăng 55% so với trung bình 6 tháng cuối năm 2012. Chỉ ố này cho thấy, TTCK Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có mức độ tăng ấn tượng nhất. Có thể lấy dẫn chứng từ mức tăng của các chỉ số khác như: SET Index (Thái Lan) tăng 4,54%, DAX (Đức) tăng 5,3%, Nikkei (Nhật Bản) tăng 31,6% hay Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 11,3%.
1.2. Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chính Minh (HOSE)
1.2.1. Giới thiệu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007. Ngày 28/07/2000, Sàn HOSE đã đi vào hoạt động với phiên giao dịch đầu tiên của 2 mã cổ phiếu niêm yết, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của TTCK Việt Nam.
HOSE được tổ chức theo mô hình Công ty TNHH một thành viên (100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài chính), hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mục tiêu của HOSE là tổ chức và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trên SGDCK TPHCM nhằm đảm bảo thị trường hoạt động công khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Từ đó giúp đưa thị trường chứng khoán trở thành một kênh huy động vốn chủ đạo và hiệu quả cho nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển bền vững của thị trường vốn Việt Nam và tăng trưởng thịnh vượng của nền kinh tế.
1.2.2. Hoạt động niêm yết
Ngày đầu tiên thành lập, có hai đơn vị được niêm yết, đó là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom). Một tuần chỉ có hai phiên giao dịch. Hiện nay Sở tổ chức giao dịch 5 ngày mỗi tuần. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 22/11/2013, trên sàn HOSE có 301 mã chứng khoán cổ phiếu, 38 mã chứng khoán trái phiếu và 3 mã chứng chỉ quỹ của 3 quỹ đầu tư thuộc hơn 20 nhóm ngành kinh tế.
Ngày 06/02/2013, Sở áp dụng chính thức chỉ số mới là VN30 bao gồm 30 mã chứng khoán của 30 công ty có tỉ lệ vốn hóa lớn nhất trong rổ VN-Index. Theo đó VN30 sẽ có 30 mã chính thức và 10 mã dự phòng, cứ sau 6 tháng sẽ lựa chọn lại 1 lần vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm.
Tải về bản đầy đủ tại đây
1.1. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
1.1.1. Giới thiệu
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tiền thân là Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội được chính thức ra mắt vào ngày 24/06/2009. HNX hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu.
Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch chứng khoán, HNX đã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần, tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và vận hành 03 thị trường giao dịch trên một nền công nghệ: thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt (TPCP) và thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).
Mục tiêu hoạt động của Sở GDCK Hà Nội là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường.
1.1.2. Hoạt động niêm yết
Thời gian đầu đi vào hoạt động sàn HNX chỉ có 9 doanh nghiệp niêm yết thì tính đến cuối năm 2011, HNX đã thu hút được 393 doanh nghiệp niêm yết với tổng khối lượng niêm yết đạt 8.001 triệu cổ phiếu, giá trị vốn hóa đạt 83,721 tỷ đồng. Tuy là một sàn chứng khoán có quy mô không lớn nhưng qua thời gian cải thiện thì HNX đã dần trở thành một địa chỉ tin cậy không chỉ đối với riêng doanh nghiệp trong việc huy động vốn mà còn đối với tất cả nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Ngày 3/1/2013, Sở chính thức áp dụng chỉ số HNX30 gồm các cổ phiếu có tính dẫn dắt trên sàn HNX. Trong đó, tỷ trọng giá trị giao dịch của các cổ phiếu trong rổ này từ đầu năm 2013 đến nay theo thống kê đạt 60-80% giá trị giao dịch của toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên sàn này; trong khi đó thì giá trị giao dịch của các cổ phiếu trong rổ VN30 chỉ đạt 55% tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE.
Đến tháng 11/2013 số lượng chứng khoán niêm yết trên Sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) là 379 mã. Theo thống kê trong những năm vừa qua, quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch tại SGDCK Hà Nội liên tục tăng, ngay cả khi thị trường chứng khoán rơi vào giai đoạn khó khăn. Điều này cho thấy sự tin tưởng của doanh nghiệp và kết quả nỗ lực phấn đấu không ngừng của HNX trong việc tạo ra một thị trường chứng khoán Công khai - Minh Bạch - Công bằng.
1.1.3. Hoạt động giao dịch
Kết thúc quý 1/2013, chỉ số của sàn HNX index đã có mức tăng điểm khá ấn tượng, tăng 5.5% cùng với sự tăng 18.7% của VN index thì đây là mức tăng tích cực khi so sánh với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Giá trị mua ròng của HNX tuy ở mức thấp hơn (khoảng 400 tỷ đồng) nhưng vẫn tăng hơn 10 lần so với quý 4 năm 2012. (xem hình 1.1)
...
Đồng thời, các chỉ số về thanh khoản và vốn hóa của thị trường vẫn có xu hướng tích cực mặc dù bước sang quý 2 thị trường có điều chỉnh giảm đôi chút trong tháng 6. Cụ thể HNX index vẫn tăng 9.3% so với thời điểm 31/12/2012; thanh khoản trung bình của HNX tăng 55% so với trung bình 6 tháng cuối năm 2012. Chỉ ố này cho thấy, TTCK Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có mức độ tăng ấn tượng nhất. Có thể lấy dẫn chứng từ mức tăng của các chỉ số khác như: SET Index (Thái Lan) tăng 4,54%, DAX (Đức) tăng 5,3%, Nikkei (Nhật Bản) tăng 31,6% hay Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 11,3%.
1.2. Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chính Minh (HOSE)
1.2.1. Giới thiệu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007. Ngày 28/07/2000, Sàn HOSE đã đi vào hoạt động với phiên giao dịch đầu tiên của 2 mã cổ phiếu niêm yết, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của TTCK Việt Nam.
HOSE được tổ chức theo mô hình Công ty TNHH một thành viên (100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài chính), hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mục tiêu của HOSE là tổ chức và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trên SGDCK TPHCM nhằm đảm bảo thị trường hoạt động công khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Từ đó giúp đưa thị trường chứng khoán trở thành một kênh huy động vốn chủ đạo và hiệu quả cho nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển bền vững của thị trường vốn Việt Nam và tăng trưởng thịnh vượng của nền kinh tế.
1.2.2. Hoạt động niêm yết
Ngày đầu tiên thành lập, có hai đơn vị được niêm yết, đó là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom). Một tuần chỉ có hai phiên giao dịch. Hiện nay Sở tổ chức giao dịch 5 ngày mỗi tuần. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 22/11/2013, trên sàn HOSE có 301 mã chứng khoán cổ phiếu, 38 mã chứng khoán trái phiếu và 3 mã chứng chỉ quỹ của 3 quỹ đầu tư thuộc hơn 20 nhóm ngành kinh tế.
Ngày 06/02/2013, Sở áp dụng chính thức chỉ số mới là VN30 bao gồm 30 mã chứng khoán của 30 công ty có tỉ lệ vốn hóa lớn nhất trong rổ VN-Index. Theo đó VN30 sẽ có 30 mã chính thức và 10 mã dự phòng, cứ sau 6 tháng sẽ lựa chọn lại 1 lần vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm.
Tải về bản đầy đủ tại đây