KhaKhuTru
Become a Gentleman
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN BUÔN NGUỒN VỐN DỰ ÁN TCNT DO WB TÀI TRỢ TẠI SỞ GIAO DỊCH III
Phần I: Lý luận chung về hoạt động tín dụng bán buôn của ngân hàng thương mại
1.1 Sự hình thành và phát triển của hoạt động ngân hàng bán buôn
Hoạt động ngân hàng bán buôn ra đời gắn liền với sự phát triển của các thị trường bán buôn. Vào cuối những năm 1970, do sự lớn mạnh của các thị trường tiền tệ, nhất là tại nước Anh và người ta bắt đầu chia thị trường tiền tệ thành thị trường bán lẻ và thị trường bán buôn. Hai nhân tố thứ hai khác cũng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngân hàng bán buôn là: sự mở rộng hoạt động của các ngân hàng đa quốc gia và sự ứng dụng hoạt động bán buôn trong hoạt động hỗ trợ phát triển chính thức của cộng đồng tài chính quốc tế.
1.2 Khái niệm ngân hàng bán buôn
Khái niệm Ngân hàng bán buôn được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1996 khi Việt Nam tiếp nhận Dự án ODA từ Ngân hàng Thế giới - Dự án Tài chính Nông thôn I. Theo đó, Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm chức năng: "Ngân hàng bán buôn của Dự án" (Công văn số 5551/QHQT ngày 2/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ).
Trong vốn từ vực tiếng Việt, bán buôn là bán cho người kinh doanh trung gian, chứ không bán thẳng cho người tiêu dùng. Khái niệm phản ánh được tính chất và mục tiêu của loại hình hoạt động ngân hàng bán buôn tại Việt Nam như sau: Hoạt động ngân hàng bán buôn là dịch vụ ngân hàng cung ứng vốn qua khâu trung gian là các định chế tài chính (là các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính và các trung gian tài chính khác).
1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu và rủi ro đặc thù trong kinh doanh của ngân hàng bán buôn
Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng bán buôn: Cho vay (tín dụng) bán buôn; dịch vụ ủy thác cho các nhà tài trợ quốc tế và Chính phủ; tư vấn tài chính.
Rủi ro đặc thù trong kinh doanh của ngân hàng bán buôn đó là rủi ro tín dụng giữa ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ bao gồm: rủi ro thanh khoản; rủi ro hoạt động; rủi ro chính sách.
1.4 Nội dung và phương pháp đánh giá hoạt động ngân hàng bán buôn
Khi tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng bán buôn, chuyên gia của các nhà tài trợ thường căn cứ vào: mục tiêu hoạt động đề ra ban đầu; các chỉ số hoạt động của các dự án; các chỉ số hoạt động chủ yếu của các tổ chức tham gia; các chỉ số tài chính đánh giá về ngân hàng bán buôn (tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, kế hoạch phát triển thể chế).
Phần 2: Thực trạng tín dụng bán buôn nguồn vốn dự án nguồn vốn dự án TCNT do WB tài trợ tại Sở giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.1 Tổng quan về Sở giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch III
Với những thành công đạt được trong việc thực hiện “Dự án Tài chính nông thôn I” khoản tín dụng số 2855-VN, WB đã quyết định tiếp tục tài trợ cho Chính phủ Việt Nam "Dự án Tài chính Nông thôn II" khoản tín dụng số 3648-VN có trị giá 200 triệu Đô la nhằm giúp Chính phủ Việt Nam tiếp tục cải thiện tình hình tài chính cho khu vực nông thôn. Được sự đồng ý của WB, ngày 18/04/2002 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 285/QĐ-TTg giao trách nhiệm cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đóng vai trò chủ đầu tư Dự án tín dụng quốc tế lớn phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và hoạt động với tư cách Ngân hàng bán buôn tín dụng để thực hiện phục vụ Dự án. Cùng với quyết định nêu trên, Thống đốc NHNN đã ra quyết định 617/QĐ- NHNN ngày 14/6/2002 về việc bàn giao nhiệm vụ của Dự án Tài chính Nông thôn I do Ban Quản lý các Dự án Tín dụng Quốc tế của NHNN sang cho Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
Trên cơ sở đó, Để triển khai hoạt động ngân hàng bán buôn cho hai dự án TCNT I&II, tháng 7/2002, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã thành lập Sở giao dịch III với tư cách là một chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư (Quyết định số 40/QĐ-HĐQT ngày 02/7/2002) với mục đích chính:
i) Tiếp nối thực hiện dự án tài chính nông thôn I.
ii) Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ với vai trò là Ngân hàng bán buôn để phục vụ có hiệu quả cho Dự án TCNT II .
iii) Đảm nhận chức năng hoạt động đại lý uỷ thác của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
Mô hình tổ chức của Sở giao dịch III gồm 9 phòng, 1 tổ và được tổ chức thành 03 khối:
i) Khối quản lýdự án: Quản lý dự án, Lựa chọn các định chế, Thẩm định, Môi trường, Tổ đào tạo và quản lý thông tin.
ii) Khối Kinh doanh ngân hàng: Ngân hàng đại lý ủy thác, Kế hoạch kinh doanh dịch vụ
iii) Khối quản lý nội bộ: Tổ chức hành chính, Tài chính kế toán, Kiểm tra nội bộ.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch III
Những năm qua, thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán buôn, Sở giao dịch III đã tiếp nhận, quản lý, cho vay lại nguồn vốn Dự án TCNT I và II tới các định chế tài chính, các tổ chức vi mô trong nước; thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn cho các dự án ODA và các dự án khác theo ủy thác của Bộ Tài chính tới khách hàng vay vốn cuối cùng.
Sở Giao dịch III là một trong các chi nhánh có mức lợi nhuận cao nhất trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Lợi nhuận trước thuế của Sở trong năm 2005 đạt 61,1 tỷ đồng đóng góp 1/4 tổng lợi nhuận trước thuế của toàn ngành NHĐT&PTVN. Có thể thấy được những kết quả mà SGDIII đã đạt được qua những chỉ tiêu chủ yếu sau:
Tải về bản đầy đủ tại đây
Phần I: Lý luận chung về hoạt động tín dụng bán buôn của ngân hàng thương mại
1.1 Sự hình thành và phát triển của hoạt động ngân hàng bán buôn
Hoạt động ngân hàng bán buôn ra đời gắn liền với sự phát triển của các thị trường bán buôn. Vào cuối những năm 1970, do sự lớn mạnh của các thị trường tiền tệ, nhất là tại nước Anh và người ta bắt đầu chia thị trường tiền tệ thành thị trường bán lẻ và thị trường bán buôn. Hai nhân tố thứ hai khác cũng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngân hàng bán buôn là: sự mở rộng hoạt động của các ngân hàng đa quốc gia và sự ứng dụng hoạt động bán buôn trong hoạt động hỗ trợ phát triển chính thức của cộng đồng tài chính quốc tế.
1.2 Khái niệm ngân hàng bán buôn
Khái niệm Ngân hàng bán buôn được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1996 khi Việt Nam tiếp nhận Dự án ODA từ Ngân hàng Thế giới - Dự án Tài chính Nông thôn I. Theo đó, Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm chức năng: "Ngân hàng bán buôn của Dự án" (Công văn số 5551/QHQT ngày 2/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ).
Trong vốn từ vực tiếng Việt, bán buôn là bán cho người kinh doanh trung gian, chứ không bán thẳng cho người tiêu dùng. Khái niệm phản ánh được tính chất và mục tiêu của loại hình hoạt động ngân hàng bán buôn tại Việt Nam như sau: Hoạt động ngân hàng bán buôn là dịch vụ ngân hàng cung ứng vốn qua khâu trung gian là các định chế tài chính (là các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính và các trung gian tài chính khác).
1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu và rủi ro đặc thù trong kinh doanh của ngân hàng bán buôn
Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng bán buôn: Cho vay (tín dụng) bán buôn; dịch vụ ủy thác cho các nhà tài trợ quốc tế và Chính phủ; tư vấn tài chính.
Rủi ro đặc thù trong kinh doanh của ngân hàng bán buôn đó là rủi ro tín dụng giữa ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ bao gồm: rủi ro thanh khoản; rủi ro hoạt động; rủi ro chính sách.
1.4 Nội dung và phương pháp đánh giá hoạt động ngân hàng bán buôn
Khi tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng bán buôn, chuyên gia của các nhà tài trợ thường căn cứ vào: mục tiêu hoạt động đề ra ban đầu; các chỉ số hoạt động của các dự án; các chỉ số hoạt động chủ yếu của các tổ chức tham gia; các chỉ số tài chính đánh giá về ngân hàng bán buôn (tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, kế hoạch phát triển thể chế).
Phần 2: Thực trạng tín dụng bán buôn nguồn vốn dự án nguồn vốn dự án TCNT do WB tài trợ tại Sở giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.1 Tổng quan về Sở giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch III
Với những thành công đạt được trong việc thực hiện “Dự án Tài chính nông thôn I” khoản tín dụng số 2855-VN, WB đã quyết định tiếp tục tài trợ cho Chính phủ Việt Nam "Dự án Tài chính Nông thôn II" khoản tín dụng số 3648-VN có trị giá 200 triệu Đô la nhằm giúp Chính phủ Việt Nam tiếp tục cải thiện tình hình tài chính cho khu vực nông thôn. Được sự đồng ý của WB, ngày 18/04/2002 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 285/QĐ-TTg giao trách nhiệm cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đóng vai trò chủ đầu tư Dự án tín dụng quốc tế lớn phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và hoạt động với tư cách Ngân hàng bán buôn tín dụng để thực hiện phục vụ Dự án. Cùng với quyết định nêu trên, Thống đốc NHNN đã ra quyết định 617/QĐ- NHNN ngày 14/6/2002 về việc bàn giao nhiệm vụ của Dự án Tài chính Nông thôn I do Ban Quản lý các Dự án Tín dụng Quốc tế của NHNN sang cho Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
Trên cơ sở đó, Để triển khai hoạt động ngân hàng bán buôn cho hai dự án TCNT I&II, tháng 7/2002, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã thành lập Sở giao dịch III với tư cách là một chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư (Quyết định số 40/QĐ-HĐQT ngày 02/7/2002) với mục đích chính:
i) Tiếp nối thực hiện dự án tài chính nông thôn I.
ii) Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ với vai trò là Ngân hàng bán buôn để phục vụ có hiệu quả cho Dự án TCNT II .
iii) Đảm nhận chức năng hoạt động đại lý uỷ thác của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
Mô hình tổ chức của Sở giao dịch III gồm 9 phòng, 1 tổ và được tổ chức thành 03 khối:
i) Khối quản lýdự án: Quản lý dự án, Lựa chọn các định chế, Thẩm định, Môi trường, Tổ đào tạo và quản lý thông tin.
ii) Khối Kinh doanh ngân hàng: Ngân hàng đại lý ủy thác, Kế hoạch kinh doanh dịch vụ
iii) Khối quản lý nội bộ: Tổ chức hành chính, Tài chính kế toán, Kiểm tra nội bộ.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch III
Những năm qua, thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán buôn, Sở giao dịch III đã tiếp nhận, quản lý, cho vay lại nguồn vốn Dự án TCNT I và II tới các định chế tài chính, các tổ chức vi mô trong nước; thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn cho các dự án ODA và các dự án khác theo ủy thác của Bộ Tài chính tới khách hàng vay vốn cuối cùng.
Sở Giao dịch III là một trong các chi nhánh có mức lợi nhuận cao nhất trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Lợi nhuận trước thuế của Sở trong năm 2005 đạt 61,1 tỷ đồng đóng góp 1/4 tổng lợi nhuận trước thuế của toàn ngành NHĐT&PTVN. Có thể thấy được những kết quả mà SGDIII đã đạt được qua những chỉ tiêu chủ yếu sau:
Tải về bản đầy đủ tại đây