[Tiểu Luận] Mối quan hệ đạo đức giữa công ty VEDAN và các đối tượng hữu quan

KhaKhuTru

Become a Gentleman
LỜI NÓI ĐẦU

Năm 2008 là năm đáng nhớ cho mỗi chúng ta với sự khủng hoảng kinh tế lan rộng ra toàn cầu. Đó cũng là 1 năm đặc biệt cho công ty VEDAN với vụ việc xả nước thải trực tiếp ra sông Thị Vải bị phát tác, khi những sai phạm ảnh hưởng đến môi trường được phơi bày ra ánh sáng, gây chấn động dư luận một thời gian dài. Vụ việc được VEDAN thực hiện một cách có hệ thống, có chủ ý trong một thời gian dài.Bằng cách bí mật xả thẳng hơn 4.000 m3 nước thải không qua xử lý mỗi ngày, VEDAN đã kiếm lời không nhỏ. Số tiền đó, mặc nhiên trở thành lợi nhuận, làm giàu bất chính cho doanh nghiệp.Nhưng cũng chính nguồn lợi nhuận phi pháp đó đã để lại những dòng sông chết, ảnh hưởng đến cuộc sống và nguồn mưu sinh của hàng trăm nghìn hộ gia đình, và đầu độc hằng ngày, hằng giờ bao nhiêu người khác. Xét về khía cạnh đạo đức ở mức tối thiểu, đó là điều không thể chấp nhận.Một doanh nghiệp chân chính không thể kiếm lời bất chính dựa trên sinh mạng của cộng đồng, một doanh nghiệp đa quốc gia càng không thể vô lương tâm, cố tình chà đạp lên quy chuẩn đạo đức tối thiểu đó.

Trong bài tiểu luận này của chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn những ảnh hưởng mà công ty VEDAN đã gây ra không chỉ với môi trường mà còn với cộng đồng và nhiều khía cạnh khác

Bài tiểu luận của chúng tôi gồm ba phần:

Chương I: Thực trạng của công ty VEDAN

Chương II: Mối quan hệ đạo đức giữa công ty VEDAN với các đối tượng hữu quan

Chương III: Đánh giá và nhận xét

Bài tiểu luận được hoàn thành nhờ sự cố gắng của tất cả các thành viên trong nhóm cùng sự góp ý của giáo viên hướng dẫn. Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo AO THU HOÀI, giảng viên – người hướng dẫn trực tiếp cho nhóm.

Do sự hiểu biết còn hạn chế cùng với thời gian hoàn thành gấp rút, nên bài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em mong nhận được sự góp ý của cô.

Xin chân thành cảm ơn cô!

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VEDAN

1. Sơ lược về công ty VEDAN:

Công ty VEDAN Việt Nam xây dựng nhà máy vào năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, tổng diện tích 120 hecta.

Lĩnh vực hoạt động của Công ty là sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit (HCl), Lysin (Axit amin), thức ăn chăn nuôi, phân bón, các sản phẩm công nghệ sinh học… và được người tiêu dùng việt nam biến đến nhiều nhất là sản phẩm bột ngọt VEDAN.

Công ty VEDAN Việt Nam có khối lượng nước thải 4.150 m3/ngày

Công ty đã xây dựng 3 hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) sản xuất với tổng công suất là 5.800 m3/ngày, trong đó HTXLNT chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB, kết hợp bùn hoạt tính (1.500 m3/ngày); HTXLNT chế biến tinh bột bằng hệ thống 21 hồ sinh học tự nhiên (2.500 m3/ngày) và HTXLNT sản xuất Lysin từ mật rỉ đường bằng hệ thống sinh học hiếu khí bùn hoạt tính, kết hợp mương oxy hoá (1.800 m3/ngày).

Mặc dù vậy, ngày13-9, Cục Cảnh sát môi trường (C36) Bộ Công an cho biết vừa phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tài nguyên – Môi trường bắt quả tang nhà máy của Công ty cổ phần Hữu hạn VEDAN Việt Nam đang xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải.

2. Thực trạng của công ty VEDAN

Trước khi xảy ra sự cố VEDAN từng là công ty bột ngọt lớn nhất Việt Nam,từng được Chính Phủ VIệt Nam trao tặng huy chương vàng vì chất lượng tuyệt vời của nó.Sản phẩm của công ty không chỉ bán ở Việt Nam mà còn bán sang các nước trên thế giới.

Từ ngày 13/9/2008, khi sự việc bị phát giác công ty VEDAN đã gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù sản phẩm của Công ty VEDAN VN không có tội, quy trình, công nghệ sản xuất gây ô nhiễm chứ sản phẩm ấy không gây độc hại, nhưng chính cách hành xử của ban lãnh đạo công ty đã gây bức xúc cho dư luận. Từ đó đã làm dấy lên phong trào “ tẩy chay” VEDAN. Phong trào này không chỉ rộ lên ở các siêu thị mà tại các chợ, các cửa hàng tạp hóa ở TPHCM, sản phẩm của công ty này cũng bị các tiểu thương ngưng bán hoặc đang tiếp tục “đình chỉ”, còn người tiêu dùng thì “quay lưng”.

Đã nhiều năm kể từ ngày VEDAN “đầu độc” sông Thị Vải bị phát giác, các sản phẩm của VEDAN vẫn chưa tìm lại được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Niềm tin bị “đánh cắp”, nhiều người dân quay lưng lại với sản phẩm vốn một thời là gia vị không thể thiếu trong bữa cơm mỗi gia đình. Đó chính là cái giá mà VEDAN phải trả vì đã làm trái với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ ĐẠO ĐỨC GIỮA VEDAN VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN

Sau khi vụ việc công ty VEDAN “đầu độc” sông Thị Vải được đưa ra ánh sáng, ngày 19 tháng 9 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của VEDAN, bao gồm:

1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty.

2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty.

3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy khác của công ty.

4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo.

6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.

7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng).

8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường.

9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép.

Rõ ràng với những hành vi nêu trên của công ty VEDAN, vấn đề đạo đức kinh doanh đã hoàn toàn bị bỏ qua. Hay nói cách khác vì mục tiêu lợi nhuận, VEDAN sẵn sàng chà đạp lên lợi ích cộng đồng, gây hại cho cộng đồng. Có thể nói VEDAN là một doanh nghiệp lớn nhưng chưa phải là doanh nghiệp có thiện chí trong đạo đức kinh doanh vì việc xả chất thải độc hại ra môi trường là một hành vi vi phạm pháp luật nhưng công ty vẫn làm cho đến khi bị phát hiện nhưng việc khắc phục hậu quả thì họ lại “cò cưa” từng tí một.

Hành động của công ty VEDAN đã vi phạm nghiêm trọng đến các yếu tố đạo đức trong kinh doanh.

Tải về bản đầy đủ tại đây
 

Members online

No members online now.
Back
Top