[Tiểu Luận] Phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng phát triển Việt Nam

KhaKhuTru

Become a Gentleman
Quá trình cho vay của VDB bao gồm:

ü Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn

ü Quyết định cho vay và ký kết hợp đồng TD

ü Giải ngân và giám sát quá trình sử dụng vốn

ü Thu hồi nợ, xư lý rủi ro


a) Hỗ trợ sau đầu tư:

o Đối tượng: chủ đầu tư có dự án thuộc danh mục các dự án được vay vốn TD đầu tư

o Điều kiện: +) được VDB thẩm định và ký hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư

+) Dự án đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, đã trả được nợ gốc vay

+) Không vay vốn của VDB

o Mức hỗ trợ: ko quá 70% tổng số vốn đầu tư vào TSCĐ theo quyết toán đầu tư được duyệt. Mức chênh lệch lãi suất được tính trên cơ sở lãi suất cho vay bình quân của một số NHTM lớn với lãi suất cho vay đầu tư của NN.


1. Hoạt động đầu tư:

Các khoản tín dụng có tính thanh khoản thấp, mức rủi ro cao, do vậy, ngân hàng phải tìm kiếm các khoản đầu tư nhăm:

ü Ổn định thu nhập cho ngân hàng khi nguồn thu từ cho vay giảm

ü Cân bằng rủi ro TD

ü Tạo nguồn thanh khoản thông qua bán chứng khoán để đáp ứng nhu cầu tiền mặt hoặc dùng chúng làm đảm bảo để huy động thêm vốn

Hoạt động này bao gồm đầu tư vào CK hoặc đàu tư trực tiếp vào NKT


I. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHPT:

- Hiệu quả hoạt động của NHPT chính là mối tương quan giữa lợi ích ngân hàng đem lại với các hao phí ngân hàng phải bỏ ra để đạt được mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.


I. Nhóm chỉ tiêu phán ánh sự đóng góp của NHPT đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia:

Nhóm chỉ tiêu này cho biết những đóng góp cụ thể của NHPT đối với nền kinh tế thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình.


* Mức độ hoàn thành kế hoạch được giao hàng năm


Chỉ tiêu này cho biết mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của ngân hàng hàng kỳ (hàng năm) đối với từng hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng.


Tỷ lệ này được tính cho từng nội dung của hoạt động tín dụng (cho vay đầu tư, cho vay xuất khẩu, hỗ trợ sau đầu tư...). Tỷ lệ này > 1 thì NHPT hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, = 1 là NHPT hoàn thành nhiệm vụ được giao và < 1 là NHPT không hoàn thành kế hoạch.


* Mức độ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH


Chỉ tiêu này cho biết tác động của vốn tài trợ bởi ngân hàng đối với sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước thông qua tạo cơ sở phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp và khu chế xuất. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ vốn giải ngân của ngân hàng đã được chuyển tới đúng đối tượng và sử dụng có hiệu quả và ngược lại.


* Mức độ đóng góp vào đảm bảo an sinh xã hội, phát triển các vùng, miền khó khăn và đặc biệt khó khăn.


Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của việc thực hiện vai trò “người cho vay cuối cùng” của NHPT đối với các đối tượng không nhận được sự tài trợ từ các tổ chức hay các cá nhân đầu tư vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn tài trợ của ngân hàng có hiệu quả khi nó tạo ra sự chuyển dịch thu nhập một cách tương đối công bằng giữa các bộ phận dân cư.



* Giá trị gia tăng cơ sở vật chất của nền kinh tế.


Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tài trợ bởi NHPT đối với việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Giá trị tài sản cố định được hình thành càng lớn và tăng đều qua các thời kỳ càng thể hiện sự đóng góp đáng kể của ngân hàng đối với nền kinh tế.



* Giá trị đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế.

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các ngành được NHPT tài trợ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Chỉ tiêu này đạt giá trị càng cao chứng tỏ NHPT có nhiều nỗ lực đối với hoạt động thúc đẩy xuất khẩu cho nền kinh tế.





* Số dự án thành công trên tổng số dự án được tài trợ bởi ngân hàng.


Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của các khoản tín dụng được cấp bởi ngân hàng. Sự thành công của dự án thể hiện ở việc mục tiêu của dự án đạt được đối với các chủ thể liên quan đến dự án đó. Đối với NHPT các mục tiêu này được đo lường bởi hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính. Hiệu quả xã hội: các dự án thành công khi đạt được những kết quả phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và bù đắp được những hao phí mà xã hội phải hy sinh để dự án được thực hiện. Hiệu quả tài chính: dự án thành công là dự án tạo ra giá trị gia tăng cho chủ đầu tư và trả nợ cho ngân hàng. Nhờ đó vốn tài trợ của ngân hàng được bảo toàn, sinh lời và quay vòng. Số dự án thành công càng nhiều thì chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao và ngược lại.


II. Nhóm chỉ tiêu phán ánh khả năng sinh lời và an toàn của NHPT:

* Lợi nhuận.

Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí

Đây là chỉ tiêu tài chính cho biết kết quả hoạt động mỗi kỳ của ngân hàng, phản ánh mối tương quan giữa doanh thu và chi phí của kỳ đó. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ các khoản tín dụng của ngân hàng có chất lượng, quản lý tốt chi phí trong kỳ.


* Chênh lệch lãi suất bình quân.


Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập mà NHPT nhận được tính trên một đơn vị tiền tệ có được từ hoạt động kinh doanh tiền tệ trong một thời kỳ nhất định.

Chênh lệch lãi suất bình quân = LCV – LHĐ

Trong đó: LCV: lãi suất cho vay bình quân trong kỳ của NHPT; LHĐ: lãi suất huy động bình quân trong kỳ của NHPT.

Khi ngân hàng duy trì được chênh lệch này ở giá trị dương chứng tỏ ngân hàng hoạt động có lãi và ngược lại.



* Hiệu suất sử dụng vốn.

Đây là chỉ tiêu trung gian để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nó cho biết một đơn vị tiền tệ vốn huy động đã được sử dụng bao nhiêu.= (DN/V )



Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng tìm được nhiều dự án vay vốn được đánh giá là hiệu quả.


* Hệ số an toàn vốn – CAR.

Hệ số này phản ánh mức độ an toàn đối với vốn của ngân hàng.



Để đảm bảo an toàn vốn theo thông lệ quốc tế thì hệ số này phải đảm bảo tối thiểu là 8%.


* Tỷ lệ nợ quá hạn (hoặc nợ xấu).


Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng các hoạt động cho vay của ngân hàng, nó cho biết một đơn vị tiền tệ dư nợ tạo ra bao nhiêu đơn vị tiền tệ nợ quá hạn tại thời điểm đánh giá.


Hoặc

Chỉ tiêu này cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thấp.


* Tỷ lệ sinh lời tài sản – ROA.


ROA thấp có thể là kết quả của chính sách đầu tư hay cho vay không năng động hoặc có thể do chi phí hoạt động của ngân hàng quá cao. ROA cao phản ánh cơ cấu tài sản hợp lý, có thể điều động linh hoạt giữa các hạng mục tài sản trước những biến động của nền kinh tế.


* Tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu – ROE.



ROE cao hay thấp sẽ đánh giá khả năng huy động VCSH của ngân hàng, qua đó tác động đến việc mở rộng và duy trì vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.


III. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHPT:


Chính sách tín dụng của nhà nước cho đầu tư phát triển

Chính sách tín dụng nhà nước bao gồm chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu và chính sách tín dụng cho các đối tượng ưu tiên. Đây là chính sách thể hiện sự ưu tiên của chính phủ đối với một số ngành, lĩnh vực quan trọng.

Tải về bản đầy đủ tại đây
 

Members online

No members online now.
Back
Top