[Tiểu Luận] Phân tích vấn đề về trà sữa Trân Châu dưới góc độ đạo đức

KhaKhuTru

Become a Gentleman
Lời mở đầu

Từ xưa đến nay vấn đề đạo đức luôn được coi trọng. Ở mỗi thời kỳ lịch sử những khái niệm đạo đức cùng các quy tắc được hiểu và vận dụng một cách linh hoạt. Thế kỉ 21 là thế kỉ của công nghệ thông tin, khoa học, kinh tế phát triển như vũ bão. Lúc này, vấn đề đạo đức không chỉ được hiểu trong cuộc sống nữa mà đã xuất hiện và ngày một phát triển trong kinh doanh. Một công ty thành công vào thời điểm này là công ty không chỉ tạo ra doanh thu, lợi nhuận lớn mà còn phải thực hiện tốt trách nhiệm đạo đức với khách hàng, môi trường, chính phủ, người lao động và với toàn xã hội. Để làm được điều ấy không hề dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải kiên trì, bản lĩnh tránh mọi cám dỗ để đi đúng hướng con đường mình đã chọn (Đạo) nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra (Đức). Thế nhưng, sức cám dỗ của thị trường quá lớn mà cũng có nhiều doanh nghiệp bỏ qua, hay biết nhưng vẫn làm những việc trái đạo đức gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn làm ảnh hưởng tới xã hội, thậm chí là tới cả những thế hệ sau này. Có thể nêu ra đây một số ví dụ điển hình như chất tạo nạc trong thịt lợn, sữa nhiễm Melamin, Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải nhiều năm…

Nhằm làm rõ những sai phạm trong đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các khía cạnh thể hiện và đối tượng hữu quan nhóm Trà Sữa xin phân tích chủ đề “Phân tích vấn đề trà sữa trân châu dưới góc độ đạo đức”. Nội dung bài trình bày gồm 3 phần:

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung phân tích

Phần 3: Nguyên nhân

Phần 4: Những giải pháp kèm theo

Phần 1. Đặt vấn đề

Thời tiết mùa hè nắng nóng khiến nhu cầu nước giải khát tăng mạnh. Một thức uống ngon, bổ, rẻ là mong muốn của bất kỳ người tiêu dùng nào. Vậy là trà sữa_một thức uống có nguồn gốc xuất xứ từ Đài Loan đã được du nhập vào Việt Nam. Để là ra một ly trà sữa thơm ngon cần có sữa tươi nguyên chất, trân châu là từ rau câu và bột sắn, một nguyên liệu nữa không thể thiếu là trà ngon pha lấy nước. Qua bàn tay khéo léo của người chế biến sẽ có được sản phẩm là một ly trà sữa ngon lành. Nhưng từ năm 2009, khi xuất hiện thông tin hạt trân châu được trộn thêm polymer cho thêm phần dai và giòn thì người ta mới vỡ lẽ ra rằng những nguyên liệu tạo nên một cốc trà sữa toàn là chất hóa học độc hại. Lý giải cho vấn đề này là các chủ kinh doanh nhận ra nguyên liệu để làm nên một ly trà sữa đảm bảo chất lượng không hề rẻ trong khi nhu cầu cử người tiêu dùng quá cao. Vậy là những cốc trà sữa không đảm bảo chất lượng ra đời.

Việc tiếp cận và phân tích những sai phạm của trà sữa trân châu có thể xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Dưới sự giảng dạy của thạc sĩ Ao Thu Hoài trong môn học “Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty” nhóm Trà sữa xin được trình bày những sai phạm liên quan tới trà sữa trân châu dưới góc độ đạo đức.

Phần 2. Phân tích vấn đề

2.1.Phân tích dưới khía cạnh nhân lực

Như đã biết một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Vậy nguồn nhân lực là gì ?

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.

Tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.

Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một '' tài nguyên đặc biệt '', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tinh chiến lược , là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.

Do vậy ở đây không chỉ đặt ra phải phát triển nguồn nhân lực có chất lượng mà phải là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – đó là những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng.

Đặt nguồn nhân lực dưới góc độ đạo đức trong sai phạm về kinh doanh trà sữa trân châu có thể thấy công nhân của các cơ sở sản xuất thiếu kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm, tức vô ý hoặc cố ý “làm lơ” với chất lượng của trà sữa mặc dù họ nhận thức được rằng khi vào cơ thể, polymer không thể tiêu hóa, gây đầy bụng, dị ứng... có thể dẫn đến tắc ruột hoặc ngộ độc cấp tính, nguy hiểm nhất là các loại tạp chất đi kèm polymer, vì tác hại của các tạp chất này rất lớn. Chúng ngấm dần vào cơ thể, kết hợp với các chất độc hại khác và trở thành thủ phạm gây bệnh ung thư.

Chính sự vô tâm, thiếu trách nhiệm và hiểu biết của đội ngũ lao động cũng là một phần gây ra sai phạm trên. Một khi nguồn nhân sự thiếu ý thức, trách nhiệm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho tổ chức.



2.2. Phân tích dưới khía cạnh marketing

Khâu quan trọng để hàng hóa lưu chuyển dễ dàng từ người sản xuất đến người tiêu dùng là các hoạt động marketing. Triết lý của marketing là thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nhờ đó tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi ích cho toàn xã hội. Nguyên tắc chỉ đạo của marketing là tất cả các hoạt động marketing đều phải định hướng vào người tiêu dùng vì họ là người phán xét cuối cùng về việc công ty sẽ thất bại hay thành công.

Tuy nhiên, các vấn đề về đạo đức liên quan đến marketing có thể sẽ nảy sinh trong mối quan hệ với sự an toàn của sản phẩm, quảng cáo và bán sản phẩm, định giá hay các kênh phân phối điều khiển dòng sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay khách hàng.

Lạm dụng quảng cáo có thể xếp từ nói phóng đại về sản phẩm và che dấu sự thật tới lừa gạt hoàn toàn. Quảng cáo bị coi là vô đạo đức khi quảng cáo phóng đại, thổi phồng sản phẩm vượt quá mức hợp lý, có thể tạo nên trào lưu hay cả chủ nghĩa tiêu dùng sản phẩm đó, không đưa ra được những lý do chính đáng đối với việc mua sản phẩm, ưu thế của nó với sản phẩm khác.



2.3. Phân tích dưới khía cạnh tài chính

Với khách hàng, nhất là giới trẻ, học sinh sinh viên vì tâm lý muốn bổ dưỡng nhưng ham của rẻ mà đã sử dụng thức uống kém chất lượng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và của người thân. Học sinh thì cho rằng trà sữa trân châu dễ uống, ngon ngọt, mát mát lại có màu sắc sặc sỡ và uống không dễ ngán như sữa. Còn sinh viên, đối tượng không còn dễ bị “dụ dỗ” bởi màu sắc bắt mắt thì thích uống trà sữa vì cho rằng đây là một món bổ dưỡng nhưng lại không biết nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu làm ra ly trà sữa mà mình uống như thế nào.

Tải về bản đầy đủ (miễn phí) tại đây
 

Members online

No members online now.
Back
Top