[Tiểu luận] Phương pháp luận: KỸ NĂNG GIẢM LO LẮNG VÀ CĂNG THẲNG (STRESS) TRONG HỌC TẬP

KhaKhuTru

Become a Gentleman
PHẦN I: KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI​

1. Tên đề tài:
“ Kĩ năng giảm lo lắng và căng thẳng (stress) trong học tập
của sinh viên đại học Thăng Long.”


2. Tính cấp thiết của đề tài:
a. Lí do thực tiễn và lí luận

Hiện nay, stress là một hiện tượng diễn ra phổ biến và có tác động phức tạp trong đời sống xã hội. Stress được rất nhiều các nhà khoa học ở nhiều ngành nghề quan tâm và nghiên cứu như: y học, sinh học, tâm lý học… nhằm mục đích đưa ra được những biện pháp tốt nhất để giảm những tác hại của stress. Những nghiên cứu về stress cho thấy: Ở mức độ nào đó stress vừa là trở ngại, vừa là tác nhân buộc con người phải phải vượt qua để tồn tại.

Khi ở mức độ nhất định, stress kích thích cơ thể hoạt động, huy động năng lượng dự trữ, tạo thuận lợi cho hành động trong những điều kiện khó khăn, nguy hiểm. Đây chính là mặt có lợi của stress. Tuy nhiên, stress thái quá sẽ làm cho cơ thể kiệt sức, căng thẳng lo âu, kích động, mất ngủ, suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng lao động trí óc và chân tay … Trong trường hợp cơ thể không tự điều chỉnh được để lấy lại cân bằng tâm sinh lý, stress có thể gây ra bệnh tật ở con người. Đây là mặt có hại của stress cần được nghiên cứu và khắc phục.

Không phải chối cãi hay tránh né, chắc chắn stress (căng thẳng) đã trở thành một “yếu tố thời đại”. Stress tồn tại trong mọi nền văn hóa, mọi quốc gia, và mọi mối quan hệ của con người trên thế giới này. Đặc biệt hơn, những người sống tại các thành phố lớn, thành phố công nghiệp nói chung và những người làm việc trong môi trường nhiều cạnh tranh sẽ có nguy cơ đối diện với nhiều vấn đề gây stress hơn.

Đặc biệt đối tượng học sinh là những đối tượng cần được quan tâm nhiều nhất vì đó là những thế hệ tương lai của đất nước và cũng là lực lượng nòng cốt chủ yếu trong xã hội.

Ngày nay do sự phát triển của công nghệ hiện đại, kỹ thuật tinh vi, nhịp độ sống và làm việc khẩn trương và sôi động, thông tin ngập tràn … đang làm gia tăng sự căng thẳng tâm lý và chấn thương tinh thần ở con người. Stress đang là nguyên nhân của những bệnh như: tim mạch, loét dạ dày, tiểu đường, trầm cảm, tâm thần phân liệt…của con người hiện nay.

Xã hội càng hiện đại, nhịp sống ngày càng tăng và gấp gáp. Một mặt, sự phát triển làm cho điều kiện sống ngày càng tốt hơn, mặt khác, là sự kéo theo các tác nhân gây stress với tất cả mọi người. Ai cũng có thể bị stress. Stress có mặt ở mọi biến cố đời người, nó dường như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống từ nam tới nữ, từ trẻ em, thanh niên tới người trưởng thành và người già. Tỷ lệ chịu đựng stress đang gia tăng. Stress hiện diện khắp nơi trong cuộc sống với mọi người và mọi lứa tuổi. Trẻ em đi học cũng bị stress vì áp lực bài vở, đầu sách, chương trình học thêm, dạy thêm tràn lan. Trẻ em mất cơ hội chơi để phục hồi sau stress.

Stress gặp ở lứa tuổi học sinh vì gánh nặng thì cử, học hành, vấn đáp.

Ở Việt Nam rối nhiễu tâm lý học đường (trong đó có stress) đã trở thành vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh quan tâm. Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề học đường đã nhấn mạnh cách yếu tố như sức ép xã hội, gia đình, chương trình học quá tải, tình trạng dạy thêm học thêm, bệnh thành tích trong thi cử... là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress học đường ngày càng tăng cao.

Hậu quả stress học đường có ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và học tập của sinh viên. Sinh viên trở nên rất khó tập trung trong học tập, học hành sa sút ở tất cả các môn bất chấp mọi nỗ lực cố gắng. Nặng hơn, học sinh có những hành vi bột phát, thiếu kiểm soát như bỏ học, phá rối, bỏ nhà, đánh nhau thậm chí tự sát hoặc trở nên loạn thần.

b. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề stress của con người:
Ngoài nước:
- Những nghiên cứu về stress trước thế kỷ XX.

Trong lịch sử phát triển khoa học, mặc dù chưa hiểu bản chất của stress và cơ chế của nó, nhưng bằng thực tiễn của cuộc sống, con người đă nhận thấy được những tác hại của nó đối với sức khở và đã đề xuất cách chống stress có hại. Từ thời Xuân thu Chiến Quốc (403-221 TCN), các danh y người Trung Quốc với hơn 2000 năm kinh nghiệm, đă đúc kết những nguyên nhơn dẫn đến bệnh tật là do:

Nguyên nhân bên ngoài:“lục khí - ngũ vận”, (tức là gió - rét, nắng - ẩm thấp, khô hanh và nóng)

Nguyên nhân bên trong:do rối loạn 7 loại cảm xúc, còn gọi là “thất tình” tức là:vui, giận, sầu bi, khoái lạc, yêu, ghét, đam mê.

Nguyên nhân do những biến cố trong đời sốngnhư: thiên tai, tai nạn, bị con vật cắn,

Sự đóng góp của Hooke bởi thuyết “tương đồng cấu trúc” và tư tưởng “cơ thể như một cỗ máy” đặt nền móng cho hai tư tưởng khác có ảnh hưởng sâu sắc đến khái niệm về stress. Đó là:

Tải về bản đầy đủ tại đây
 

Members online

No members online now.
Back
Top