Phần I: Khái quát về đề tài
1. Tên đề tài: Nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay.
2. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam đã đi qua hơn 20 năm đổi mới một cách ấn tượng với những thành tưu quan trọng. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, Việt Nam đã chuyển từng bước chắc chắn sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam cũng đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế để tự bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã khẳng định mức độ tiến bộ mà chúng ta đạt được trong hơn 20 năm qua.
Đến nay, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nước có thu nhập thấp và đang nỗ lực theo đuổi mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Làm thế nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu này trong gần 10 năm nữa, khi mà kinh tế vĩ mô của chúng ta trở nên bất ổn, sự ổn định của nền kinh tế đang trở nên rất mong manh? Lạm phát đang đã có dấu hiệu quay trở lại từ năm 2004 và tăng tốc từ giữa năm 2007. Thêm vào đó, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ thế giới, khởi đầu từ Mỹ, đã làm cho nền kinh tế Việt Nam chao đảo mạnh hơn. Từ chỗ phải trải qua tình trạng lạm phát bùng lên dữ dội vào cuối năm 2007 đầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một tình huống rất khó khăn: lạm phát có nhiều nguy cơ trở lại, song chúng ta lại mong muốn tăng tốc độ để đạt mục tiêu của năm 2020 và mục tiêu phát triển trong tương lai xa hơn nữa.
Vấn đề đặt ra là nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hiện nay? Ngoài tác động của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ toàn cầu còn có những nguyên nhân nào khác nữa? Thực tế đó đang đặt ra yêu cầu cần phải có những nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về những nguyên nhân gây ra lạm phát và những bất ổn kinh tế vĩ mô. Điều đó cũng cho thấy ý nghĩa lý luận, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: “ Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay”. trong bối cảnh hiện nay.
3. Lịch sử nghiên cứu:
Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2007, khi lạm phát ở Việt Nam tăng đột biến, vấn đề lạm phát ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều tác giả trong và ngoài nước. Cho đến nay, có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam đã được công bố. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như sau:
a) Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010: các bằng chứng và thảo luận của tác giả : Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành 2010 Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR , trường Đại học Kinh tế, đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả đã đưa ra các nguyên nhân gây ra lạm phát và những thực nghiệm giúp chúng ta có những tầm nhìn chính sách :
Nguyên nhân của lạm phát:bao gồm các nhân tố “cầu kéo ” của lạm phát , chi phí đẩy (tác giả chỉ đưa vào nghiên cứu này là giá quốc tế), vai trò của thâm hụt ngân sách và nợ công đến lạm phát.
Những phát hiện mang tính thực nghiệm giúp chúng ta có những tầm nhìn chính sách như sau:
- Lạm phát ở Việt Nam có nguyên nhân chủ yếu từ nội địa.
- Tốc độ điều chỉnh của thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối khi có biến động là rất thấp thậm chí bằng 0.Điều này có ý nghĩa trong việc kiềm chế lạm phát.
- Chính phủ thực sự có những phản ứng chống lạm phát nhưng thường không hiệu quả do phản ứng chậm và thụ động.
- Chính phủ thường có khuynh hướng ưu tiên tăng trưởng kinh tế nhiều hơn và coi nhẹ việc giữ cho môi trường vĩ mô được ổn định.
b) Một số mô hình phân tích lạm phát theo tiếp cận đường Phillips và áp dụng cho trường hợp Việt Nam. Chủ nhiệm đề tài: TS. Vương Thị Thảo Bình
Các thành viên tham gia:
- ThS. Trần Phương Chi, Đại học Ngoại Thương.
- ThS. Lâm Văn Sơn, Đại học Ngoại Thương.
- ThS. Lê Thanh Nguyệt, Đại học Ngoại Thương.
- ThS. Hà Thu Hiền, Đại học Ngoại Thương.
Đề tài đã tập trung trình bày các mô hình lý thuyết cơ bản về lạm phát, bắt đầu từ mô hình đường Phillips đến mô hình lạm phát cầu kéo, mô hình lạm phát chi phí đẩy, các mô hình lạm phát tiền tệ, các mô hình lạm phát cơ cấu.
Đề tài đã phân tích một số nhân tố chính ảnh hưởng tới lạm phát Việt Nam giai đoạn 1998-2010.
Đề tài đóng góp thêm một cách phân tích định lượng lạm phát Việt Nam theo tiếp cận đường Phillips. Trong điều kiện toàn cầu hóa, các biến vĩ mô ảnh hưởng theo nhiều chiều và trong điều kiện cụ thể của Việt Nam rất cần có các nghiên cứu theo các mô hình định lượng đa dạng để có thể tính tới các biến số đặc thù quyết định tới lạm phát ở Việt Nam. Với cách phát triển mô hình đường Phillips để xây dựng mô hình phân tích lạm phát mà đề tài đưa ra cho thấy mô hình phù hợp cho Việt Nam và có thể sử dụng để phân tích nguyên nhân của lạm phát.
c) Lạm phát ở Việt Nam : thực trạng và giải pháp do tiến sĩ Nguyễn Trung Trực khoa Tài chính ngân hàng
Đề tài đã đưa ra được bức tranh toàn cảnh về lạm phát ở Việt Nam bao gồm :
- Cơ sở lý luận
- Thực trạng lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn từ những năm đất nước đang bị thực dân và đế quốc đô hộ đến năm 2010
- Nguyên nhân gây ra lạm phát
- Tác động của lạm phát tới các biến số kinh tế bao gồm tang trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp
- Các chính sách của nhà nước trong giai đoạn này
- Các biện pháp kiềm chế lạm phát
Có thể thấy rằng, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam, nhưng các nghiên cứu còn hết sức tản mạn, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ, toàn diện. Hiện còn thiếu những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu sắc nguyên nhân gây ra lạm phát đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Thực hiện đề tài này, em mong muốn và hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng lạm phát
- Mục tiêu cụ thể:
o Thực trạng về lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay.
o nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Lạm phát ở Việt Nam cần phải được nghiên cứu đầy đủ trên cả 3 khía cạnh: thực trạng, nguyên nhân va giải pháp để kiềm chế lạm phát. Trong đề tài nghiên cứu này, tôi sẽ làm rõ khía cạnh nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát ở Việt Nam.
- Phạm vi về không gian và thời gian: Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh phí, trong đề tài này chỉ nghiên cứu về tình hình lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay.
6. Mẫu khảo sát:
Gồm 10 công ty Việt Nam:
- Ngân hàng Techcombank
- Ngân hàng Hằng Hải
- Ngân hàng công thương Việt Nam
- Công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam
- Công ty tài chính cổ phần điện lực
- Công ty tài chính cổ phần Sông Đà
- Công ty tài chính cổ phần Xi măng
- Công ty tài chính cổ phần dệt may Việt Nam
- Công ty tài chính công nghiệp tàu thủy
Tải về bản đầy đủ tại đây