[Tiểu Luận] Thực trạng hoạt động thị trường mở tại Mỹ giai đoạn 2011-2013

KhaKhuTru

Become a Gentleman
I. TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA MỸ

1.1. Lịch sử phát triển Nghiệp vụ thị trường mở tại Mỹ

Như một ngân hàng trung ương của quốc gia, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Việc xây dựng các chính sách tiền tệ liên quan đến việc phát triển một kế hoạch nhằm theo đuổi các mục tiêu của giá cả ổn định, việc làm đầy đủ và tổng quát hơn, một môi trường tài chính ổn định cho nền kinh tế. Trong việc thực hiện kế hoạch đó, Fed sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để tạo ra thay đổi lãi suất, số lượng tiền và tín dụng trong nền kinh tế từ đó đạt được các mục tiêu đề ra.

Nghiệp vụ thị trường mở, một trong những công cụ chính của chính sách tiền tệ tại Mỹ, được tìm ra một cách bất ngờ và là bước tiến lớn nhất trong quá trình phát triển của FED từ một tổ chức thụ động sang chủ động. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chủ tịch Fed Benjamin Strong nhận ra rằng vàng không còn đóng vai trò trung tâm trong việc kiểm soát tín dụng nữa. Hành động quyết liệt của ông nhằm ngăn chặn sự suy thoái năm 1923 thông qua việc mua 1 lượng trái phiếu chính phủ đã trở thành bằng chứng rõ ràng về sức mạnh của hoạt động thị trường mở tác động đến tính sẵn sàng của tín dụng trong hệ thống thị trường mở. Đồng thời các quan chức của Fed cũng nhận ra rằng khi Fed mua chứng khoán sẽ làm tăng dự trữ NHTM và nới lỏng tín dụng, do đó ảnh hưởng đến các điều kiện tín dụng chung trong cả nước. Từ đó Fed đã bắt đầu sử dụng nghiệp vụ này như 1 công cụ của chính sách tiền tệ.

Tháng 5 năm 1922 một ủy ban được thành lập để phối hợp chính sách đầu tư thông qua một địa điểm tập trung, các Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, tiếp theo đó Ủy ban thị trường mở liên bang Mỹ FOMC ra đời thay thế cho OMIC và trở thành cơ quan hoạch định chính sách mạnh nhất của Fed. FOMC chịu trách nhiệm thực hiện CSTT của Mỹ, quản lý các tài khoản SOMA tại Ngân hàng dự trữ liên bang NewYork thông qua ủy quyền. Desk thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thay cho toàn bộ hệ thống dự trữ liên bang.

Ngày nay nghiệp vụ này càng trở nên hiệu quả khi nó thể hiện tính linh hoạt, chủ động của Fed trong việc tác động trực tiếp vào dự trữ của các ngân hàng và lãi suất thông qua việc mua bán các loại chứng khoán.

1.2 Đặc điểm nghiệp vụ thị trường mở

Thứ nhất, chủ thể giao dịch: Giao dịch trên thị trường mở được thực hiện bởi các chủ thể là FED và các đại lý kinh doanh chính (primary dealers) -các đại lý chứng khoán chính phủ những đại lý mà thiết lập mối quan hệ kinh doanh với FED. Hoạt động này dựa trên cơ sở các đại lý chính có tài khoản tại các ngân hàng thanh toán bù trừ, đó là các tổ chức lưu ký.

Thứ hai, hàng hóa giao dịch: Fed sử dụng 3 loại hàng hóa chính trên thị trường mở là trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ và chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp MBS.

Thứ ba, phương thức giao dịch: giao dịch trên thị trường mở diễn ra thông qua hoạt động đấu giá. DESK bắt đầu quá trình này bằng cách thông báo thông qua một hệ thống đấu giá điện tử được gọi là FedTrade, mời các đại lý nộp hồ sơ dự thầu hoặc chào hàng cho phù hợp. Phương thức giao dịch được sử dụng là mua kỳ hạn và mua hẳn:

· Hoạt động mua kỳ hạn sử dụng hợp đồng mua lại (repo) và hợp đồng mua lại ngược (repo ngược) để tạm thời ảnh hưởng đến các giao dịch hàng ngày tại thị trường liên bang từ đó ảnh hưởng đến kích thước của danh mục đầu tư của hệ thống dự trữ liên bang. Repo là một hình thức cho vay thế chấp mà Fed cho các đại lý chính vay tiền và các đại lý cung cấp các chứng khoán có chất lượng cao cho Fed như tài sản thế chấp chung đối với các khoản vay. Có 2 loại repo là repo dài hạn và repo ngắn hạn. Trong đó repo ngắn hạn có kỳ hạn ngắn hơn 14 ngày, chủ yếu là các hợp đồng mua qua đêm với chức năng chính là điều chỉnh mức dự trữ ngân hàng cần thiết trong ngày hôm đó. Loại thứ hai, repo dài hạn có kỳ hạn 14 ngày được sử dụng để bù đắp sự biến động theo từng giai đoạn.

Trái ngược với các giao dịch repo là repo ngược. Trong khi các hoạt động repo dùng để bù đắp các thiếu hụt tạm thời trong dự trữ của hệ thống ngân hàng thì repo ngược nhằm làm giảm bớt dư thừa tạm thời. Thay vì cho các đại lý vay tiền, các quầy giao dịch vay mượn tiền từ các đại lý bằng tài sản thế chấp từ hệ thống tài khoản thị trường mở.

· Hoạt động mua hẳn: Mua hoặc bán hẳn chứng khoán trên cơ sở tăng hoặc giảm dự trữ và thay đổi kích thước hoặc thành phần SOMA. Danh mục đầu tư là một trong những công cụ được sử dụng bởi FED để thực hiện CSTT.


II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 2011-2013

2.1. Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

2.1.1. Năm 2011

a) Bối cảnh kinh tế

Tốc độ tăng trưởng thấp hơn kì vọng:Mặc dù đã cho thấy nhiều dấu hiệu khả quan vào cuối năm 2010 với tốc độ tăng trưởng 3% vào quý IV, nhưng kinh tế Mỹ đã chững lại trong suốt năm 2011, với tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ ở mức 1,8%. Điều này đã dẫn đến những lo ngại rằng sự phục hồi của kinh tế Mỹ chỉ là nhất thời và không đáng kể. Trong khi đó, lạm phát vẫn giữ ở mức ổn định 3,2%.

Khủng hoảng nợ công:sau hàng tháng đứng trước mối đe dọa ngừng hoạt động chính phủ, với mức thâm hụt ngân sách lên tới mức kỉ lục 9% GDP, hai viện của Mỹ đã đi đến một thỏa thuận nâng mức trần nợ công lên 400 tỉ $, đồng thời cắt giảm chi tiêu công ,chỉ 24h trước khi Mỹ chính thức rơi vào cảnh vỡ nợ.

Mức tín nhiệm hạ:S&P 500 lần đầu tiên trong lịch sử hạ mức tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+ do những rắc rối về nợ công xảy ra.

Tỉ lệ thất nghiệp cao:Tình trạng thất nghiệp cao ở Mỹ vẫn tiếp tục kéo dài và giữ ở mức 9%, bất chấp sự ra đời của đạo luật việc làm Mỹ (American Jobs Act) do sự tăng trưởng không mấy tích cực của nền kinh tế, cũng như sự thoái hóa kĩ năng do phải nghỉ lao động quá lâu.

Kì vọng của người dân và doanh nghiệp vào nền kinh tế vẫn ở mức thấp, các doanh nghiệp chần chừ trong việc đầu tư nhằm đợi cơ hội tốt hơn.

b) Định hướng hoạt động thị trường mở

Mục tiêu thực hiện OMO trong năm: thay đổi kích cỡ cũng như thành phần danh mục giấy tờ có giá nắm giữ trong tài khoản SOMA, nhằm tiến hành áp lực giảm đối với lãi suất dài hạn (giữ cố định ở mức từ 0 đến 0,25%) và tạo ra các điều kiện tài chính thuận lợi nhằm thúc đẩy nền kinh tế.

Trong nửa đầu năm 2011, FED tiếp tục thực hiện và hoàn tất kế hoạch mua giấy tờ có giá với số lượng lớn (LSAP – Large-scale assets purchase) đã đề ra vào tháng 11/2010 bằng việc mua vào số trái phiếu kho bạc trị giá 600 tỉ$ từ cuối năm 2010 đến cuối tháng 6/2011. Mục tiêu chính của hoạt động này là làm giảm số lượng tín phiếu kho bạc nắm giữ bởi khu vực tư, tạo ra áp lực giảm với lãi suất dài hạn.

Trong nửa sau của năm 2011, hoạt động đáng chú ý nhất của FOCC diễn ra vào tháng 9/2011. Trong hội nghị này, FOMC đã quyết định (1) thay đổi hoạt động tái đầu tư từ trái phiếu chính phủ và trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp (MBS) sang chỉ còn MBS, (2) kéo dài kì hạn trung bình của trái phiếu kho bạc (hay còn gọi với cái tên là Operation Twist) bằng việc mua 400 tỉ $ trái phiếu kho bạc dài hạn hơn (từ 6 năm trở lên) và bán lượng tương tự trái phiếu kho bạc ngắn hạn hơn (từ 3 tháng đến 3 năm). Mục tiêu của hoạt động này là làm triệt tiêu những ảnh hưởng dẫn đến tăng lãi suất dài hạn, cũng như hỗ trợ thị trường bất động sản.

c) Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

Trước tình hình nền kinh tế phục hồi chậm chạp, tăng trưởng ở mức thấp, tín dụng bị trì trệ do lãi suất ở mức cao thì ngay từ đầu năm 2011, Fed đã định hướng hoạt động thị trường OMO theo 2 giai đoạn: nửa đầu năm 2011 Fed tiếp tục thực hiện và hoàn tất kế hoạch mua giấy tờ có giá với số lượng lớn; nửa cuối năm là việc tập trung vào hoạt động gia tăng kỳ hạn trung bình cho các chứng khoán. Năm 2011, đánh dấu một năm OMO của Mỹ hoạt động sôi nổi trên tất cả các công cụ:

Thứ nhất, về trái phiếu kho bạc.Chương trình mua giấy tờ có giá với số lượng lớn (LSAP) từ tháng 11/2010 đến tháng 3/2011 đã nâng tổng khối lượng chứng khoán trong SOMA từ 2.2 nghìn tỷ USD tại thời điểm đầu năm lên 2.6 nghìn tỷ USD vào cuối năm; trong đó khối lượng trái phiếu kho bạc cũng tăng lên 64% tổng khối lượng vào cuối năm so với tỷ lệ 47% hồi đầu năm. Sau đó tỷ lệ trái phiếu kho bạc này tiếp tục tăng Fed quyết định tái đầu tư phần vốn gốc của các trái phiếu chính phủ và chứng khoán MBS vào trái phiếu kho bạc (xem hình 2.1 )

Tải về bản đầy đủ tại đây
 

Members online

No members online now.
Back
Top