[Tiểu Luận] Thực trạng tiền tệ trong ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2013

KhaKhuTru

Become a Gentleman
I. Thực trạng áp dụng công cụ chính sách tiền tệ
1.1. Công cụ trực tiếp
1.1.1. Công cụ lãi suất
Ấn định lãi suất là việc NHTW trực tiếp khống chế lãi suất tiền gửi – lãi suất tiền vay. Công cụ này được NHNN Việt Nam sử dụng một cách linh hoạt trong giai đoạn nửa đầu năm 2008 và trong giai đoạn 2011-2012 khi lạm phát tăng cao và diễn ra các cuộc đua lãi suất gay gắt trên thị trường.

Năm 2008 diễn ra với hai thái cực đối lập giữa cuộc đua lãi suất của các ngân hàng vào nửa đầu năm và một cuộc đua khác theo hướng ngược lại, đua giảm lãi suất, vào nửa cuối năm, dù mức độ quyết liệt kém hơn.

Đầu năm 2008, với chủ trương kiềm chế lạm phát của Chính phủ, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, điều này công thêm với việc các NHTM tăng trưởng tín dụng quá nóng trong năm 2007 đạt 53,89% và đi kèm với cơ cấu đầu tư không hợp lý, tập trung vào bất động sản tạo ra sự mất cân bằng giữa tài sản có và tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn đã tạo ra tình hình căng thẳng thanh khoản cho các NHTM. Lãi suất huy động VND tăng cao, trên thị trường liên ngân hàng đạt tới đỉnh điểm 43%/năm, lãi suất huy động đạt 19%/năm vào tháng 6/2008.

...

Từ tháng 11/2010, nhằm kiểm soát lạm phát, cân bằng lãi suất USD và VND, NHNN điều chỉnh tăng 1%/năm với các mức lãi suất điều hành: lãi suất cơ bản, lãi suất TCV tăng từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 6%/năm lên 7%/năm. Ngoài ra NHNN còn chỉ đạo các TCTD ấn định lãi suất huy động bằng VND không quá 14%/năm.

Động thái này của NHNN đã làm cho lãi suất thị trường có xu hướng tăng (cuối tháng 12, lãi suất huy động VND bình quân 12,44%/năm, cho vay 14,96%/năm, cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu 12-14%/năm, lãi suất liên ngân hàng 9,5-12%/năm).

Trong năm 2010, NHNN cũng có một động thái điều hành quan trọng đó là chính thức triển khai cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận theo thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010. Động thái này nhằm thu hẹp chênh lệch lãi suất cho vay giữa VND và USD.

Năm 2011, điều hành lãi suất của NHNN phù hợp với diễn biến của thị trường và hoàn thiện các văn bản quy định về cơ chế điều hành lãi suất theo quy định của luật NHNN và luật các TCTD năm 2010.

Trước tháng 3/2011, chính sách lãi suất của Việt Nam không có nhiều biến động so với năm 2010. Các mức lãi suất được duy trì ở mức khá thấp sau gói hỗ trợ lãi suất của NHNN, do vậy, cơ chế lãi suất trần không còn cần thiết.

Tuy nhiên, từ tháng 3/2011, tỷ lệ lạm phát tăng cao, do vậy với mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế, NHNN đã thực hiện CSTT chặt chẽ, thận trọng, điều này đã làm lãi suất tiền gửi và cho vay của các NHTM tăng. Nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, NHNN đã ban hành thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định mức lãi suất trần huy động tiền gửi là 14% cho các NHTM.

Trong tháng 9/2011, NHNN đã có những biện pháp quyết liệt nhằm tăng cường biện pháp kiểm soát đối với chính sách trần lãi suất huy động, chẳng hạn như sa thải lãnh đạongân hàng trong trường hợp phát hiện những thủ thuật hay gian lận của ngân hàng trong huy động tiền gửi. Bên cạnh đó, trước nguy cơ rủi ro cao khi một số NHTM chấp nhận huy động lãi suất 14%/năm với cả các kì hạn rất ngắn, NHNN đã ban hành thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 quy định lãi suất tối đa với tiền gửi bằng đồng VND của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cụ thể: lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm, trên 1 tháng là 14%/năm, riêng quỹ tín dụng nhân dân là 14,5%/năm.

Tuy nhiên, do trần lãi suất VND là 14% nên với các NHTM khó khăn về thanh khoản phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao. Cá biệt, có những giao dịch lãi suất lên tới mức 30-40%/năm kỳ hạn 1 tháng.

Tải về bản đầy đủ tại đây
 

Members online

No members online now.
Back
Top