Dạng toán 3. Đồ thị của hàm số cho bởi nhiều công thức và hàm số chứa dấu trị tuyệt đối

Tăng Giáp

Administrator
Thành viên BQT
Ví dụ 4. Vẽ đồ thị của hàm số sau:
a) $y = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x – 2\:khi\:x \ge 2}\\
{ – {x^2} + 2x\:khi\:x < 2}
\end{array}} \right.$
b) $y = \left| {{x^2} – x – 2} \right|.$

a) Đồ thị hàm số $y=\left\{ \begin{matrix}
x-2\:khi\:x\ge 2 \\
-{{x}^{2}}+2x\:khi\:x<2 \\
\end{matrix} \right.$ gồm:
+ Đường thẳng $y=x-2$ đi qua $\text{A}\left( 2;0 \right)$, $B\left( 0;-2 \right)$ và lấy phần nằm bên phải của đường thẳng $x=2.$
+ Parabol $y=-{{x}^{2}}+2x$ có đỉnh $I\left( 1;2 \right)$, trục đối xứng $x=1$, đi qua các điểm $O\left( 0;0 \right)$, $C\left( 2;0 \right)$ và lấy phần đồ thị nằm bên trái của đường thẳng $x=2.$

Đồ thị của hàm số.png


b) Vẽ parabol $\left( P \right)$ của đồ thị hàm số $y={{x}^{2}}-x-2$ có đỉnh $I\left( \frac{1}{2};-\frac{5}{4} \right)$, trục đối xứng $x=\frac{1}{2}$, đi qua các điểm $A\left( -1;0 \right)$, $B\left( 2;0 \right)$, $C\left( 0;-2 \right)$, $D\left( 1;-2 \right)$.
Khi đó đồ thị hàm số $y=\left| {{x}^{2}}-x-2 \right|$ gồm phần parabol $\left( P \right)$ nằm phía trên trục hoành và phần đối xứng của $\left( P \right)$ nằm dưới trục hoành qua trục hoành.

Đồ thị của hàm số.png


Ví dụ 5. Vẽ đồ thị của hàm số sau:
a) $y = {x^2} – 3\left| x \right| + 2.$
b) $y = \left| {{x^2} – 3\left| x \right| + 2} \right|.$
c) $y = {x^2} – 3\left| x \right| + 3.$
d) $y = \left| {{x^2} – 4x – 3\left| {x – 2} \right| + 6} \right| – 1.$

a) Vẽ đồ thị hàm số $\left( P \right):y={{x}^{2}}-3x+2$ có đỉnh $I\left( \frac{3}{2};-\frac{1}{4} \right)$, trục đối xứng $x=\frac{3}{2}$, đi qua các điểm $A\left( 1;0 \right)$, $B\left( 2;0 \right)$, $C\left( 0;2 \right)$, $D\left( 3;2 \right)$ và có phần bề lõm hướng lên trên.
Khi đó đồ thị hàm số $y={{x}^{2}}-3\left| x \right|+2$ là $\left( {{P}_{1}} \right)$ gồm phần bên phải trục tung của $\left( P \right)$ và phần lấy đối xứng của nó qua trục tung.

Đồ thị của hàm số.png


b) Đồ thị hàm số $y=\left| {{x}^{2}}-3\left| x \right|+2 \right|$ là $\left( {{P}_{2}} \right)$ gồm phần phía trên trục hoành của $\left( {{P}_{1}} \right)$ và phần đối xứng của $\left( {{P}_{1}} \right)$ nằm phía dưới trục hoành qua trục hoành.

Đồ thị của hàm số.png


c) Đồ thị hàm số $y={{x}^{2}}-3\left| x \right|+3$ là $\left( {{P}_{3}} \right)$ có được từ việc tịnh tiến $\left( {{P}_{1}} \right)$ đi một đơn vị lên phía trên song song với trục tung.

Đồ thị của hàm số.png


d) Ta có: $y = \left| {{x^2} – 4x – 3\left| {x – 2} \right| + 6} \right| – 1$ $ = \left| {{{\left( {x – 2} \right)}^2} – 3\left| {x – 2} \right| + 2} \right| – 1.$
Do đó tịnh tiến $\left( {{P}_{2}} \right)$ sang phải đi hai đơn vị song song với trục hoành ta được đồ thị hàm số $y=\left| {{\left( x-2 \right)}^{2}}-3\left| x-2 \right|+2 \right|$, tiếp tục tịnh tiến xuống dưới một đơn vị song song với trục tung ta được đồ thị hàm số $y=\left| {{\left( x-2 \right)}^{2}}-3\left| x-2 \right|+2 \right|-1.$

Đồ thị của hàm số.png
 

Members online

No members online now.
Back
Top