Đề cương Triết học Mác – Lênin!
1.Anh (chị) hãy phân tích định nghĩa vật chất của Lenin đồng thời rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.
* Trên cơ sở phân tích những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên và kế thừa tư tưởng của Mac – Angghen, Lenin đã định nghĩa về vật chất:“ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
* Từ định nghĩa trên, ta thấy:
- Thứ nhất: Vật chất là thực tại khách quan, đây là đặc trưng cơ bản nhất, với việc thừa nhận đặc tính này tức là tồn tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn tại ngoài ý thức.
Có nghĩa là tất cả những gì đã và đang tồn tại hiện thực mọi sự vật, hiện tượng dù thế nào nhưng đã tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan thì đều là các dạng khác nhau của vật chất, quan điểm này cũng đã chỉ rõ đặc tính duy nhất của vật chất, phân biệt được sự khác nhau giữa vật chất và ý thức, chỉ rõ được tính thứ nhất của vật chất so với ý thức đó là tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan.
- Thứ hai: Vật chất là tất cả những sự vật, hiện tượng, quá trình khi tác động vào các giác quan thì cho ta cảm giác.
Có nghĩa là vật chất luôn tồn tại khách quan thông qua các sự vật và hình tượng cụ thể, tức là thông qua các thực thể, các thực thể này khi tác động vào các giác quan của con người (trực tiếp hay gián tiếp) gây cho con người cảm giác, và từ đó con người mới nhận thức được thế giới nói chung.
- Thứ ba: Vật chất – cái mà ý thức của con người có được là hình ảnh của nó do phản ánh mang lại, tức là chỉ một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất tồn tại khách quan, ý thức của chúng ta đều có nguồn gốc từ các biểu tượng vật chất, thực chất chỉ là sự chụp lại, chép lại, phản ánh lại các hiện tượng vật chất, hay ý thức chẳng qua là hình ảnh đã được cải biến của thế giới vật chất trong đầu óc con người.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Nếu thừa nhận vật chất có trước ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức thì trong hành động nhận thức cũng như hành động thực tiễn của con người phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
- Ý thức có tác động tích cực trở lại vật chất sinh ra nó cho nên ta phải biết phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố chủ quan của con người.
- Cần chống bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh bảo thủ, trì trệ, ỷ lại, ngồi chờ.
2.Trình bày nội dung tính chất nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, đồng thời rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.
* Nội dung tính chất nguyên lý: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất cơ bản:
- Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng; nó không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v..Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng.
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật.
Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết, bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
Phép biện chứng duy vật nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến chi phối sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện.Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân.
- Vì các mối liên hệ có tính da dạng, phong phú - sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể.Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển.
3.Trình bày nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi
về chất và ngược lại? Từ đó rút ra ý nghĩa và phương phát luận trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.
* Nội dung quy luật:
- Chất là một phạm trù triết học dùng để tính quy định khách quan vốn có của sự vật,, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
- Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về một số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng thống nhất với nhau.Lượng là lượng của một chất xác định, chất là chất của một sự vật cụ thể đi liền với một tính quy định về lượng và một tính quy định về chất và ngược lại.
Sự thống nhất biện chứng giữa lượng và chất dẫn tới sự vận động biến đổi chuyển hóa về lượng và chất.
Sự chuyển hóa trước hết là sự thay đổi dần dần về lượng đến bước nhảy chuyển hóa về chất.
Quá trình biến đổi về lượng là quá trình thay đổi từng bước tích lũy các nhân tố mới cho sự vật trong độ nhất định.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ấy.
Lượng tích lũy dẫn tới mâu thuẫn giữa lượng và chất ngày càng gay gắt để điểm nút phá vỡ độ, mâu thuẫn được giải quyết tạo ra bước nhảy về chất, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
Sự vật mới ra đời lại có chất và lượng mới, chất và lượng mới lại tiếp tục mâu thuẫn, đấu tranh với nhau tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng.
Sự thay đổi về chất qua điểm nút gọi là bước nhảy, đó là bước ngoặt căn bản kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng là sự gián đoạn trong quá trình biến đổi liên tục của sự vật, do vậy sự biến đổi là sự đứt đoạn trong liên tục, là trạng thái liên hợp của các điểm nút.
Trong các sự vật, hiện tượng, vật chất đa dạng, phong phú, do đó hình thức bước nhảy cũng rất phong phú, đa dạng.
Chất mới ra đời là kết quả của quá trình tích lũy về lượng, nó có vai trò tác động trở lại lượng của sự vật.Sự tác động của chất mới đến lượng mới được thể hiện ở quy mô, tốc độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
Như vậy, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng là trước hết bắt đầu từ biến đổi dần về lượng và khi đạt tới điểm nút, phá vỡ độ dẫn tới bước nhảy về chất.Chất mới ra đời tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng, sự thống nhất mới lại lại có quá trình biến đổi như trên song với quy mô, nhịp điệu và tốc độ cao hơn.Cứ như vậy, sự vật biến đổi phát triển không ngừng.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong hoạt động thực tiễn cần kiên trì tích lũy về lượng, chuẩn bị đầy đủ các lực lượng khi có điều kiện thích hợp cần chớp thời cơ kiên quyết thực hiện bước nhảy chuyển hóa về chất.
- Trong hoạt động công tác phải kiên tri tích lũy những tri thức, kinh nghiệm thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ thông qua hành động thực tiễn, đồng thời mạnh dạn vận dụng những bước tiếp, cách thức mới phù hợp để tổ chức hoạt động thực tiễn có hiệu quả.
- Cần phê phán tư tưởng hữu khuynh, không quyết đoán, thiếu ý chí trong thực hiện các bước nhảy khi thời cơ đã chín muồi.
Tải về bản đầy đủ tại đây
1.Anh (chị) hãy phân tích định nghĩa vật chất của Lenin đồng thời rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.
* Trên cơ sở phân tích những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên và kế thừa tư tưởng của Mac – Angghen, Lenin đã định nghĩa về vật chất:“ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
* Từ định nghĩa trên, ta thấy:
- Thứ nhất: Vật chất là thực tại khách quan, đây là đặc trưng cơ bản nhất, với việc thừa nhận đặc tính này tức là tồn tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn tại ngoài ý thức.
Có nghĩa là tất cả những gì đã và đang tồn tại hiện thực mọi sự vật, hiện tượng dù thế nào nhưng đã tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan thì đều là các dạng khác nhau của vật chất, quan điểm này cũng đã chỉ rõ đặc tính duy nhất của vật chất, phân biệt được sự khác nhau giữa vật chất và ý thức, chỉ rõ được tính thứ nhất của vật chất so với ý thức đó là tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan.
- Thứ hai: Vật chất là tất cả những sự vật, hiện tượng, quá trình khi tác động vào các giác quan thì cho ta cảm giác.
Có nghĩa là vật chất luôn tồn tại khách quan thông qua các sự vật và hình tượng cụ thể, tức là thông qua các thực thể, các thực thể này khi tác động vào các giác quan của con người (trực tiếp hay gián tiếp) gây cho con người cảm giác, và từ đó con người mới nhận thức được thế giới nói chung.
- Thứ ba: Vật chất – cái mà ý thức của con người có được là hình ảnh của nó do phản ánh mang lại, tức là chỉ một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất tồn tại khách quan, ý thức của chúng ta đều có nguồn gốc từ các biểu tượng vật chất, thực chất chỉ là sự chụp lại, chép lại, phản ánh lại các hiện tượng vật chất, hay ý thức chẳng qua là hình ảnh đã được cải biến của thế giới vật chất trong đầu óc con người.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Nếu thừa nhận vật chất có trước ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức thì trong hành động nhận thức cũng như hành động thực tiễn của con người phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
- Ý thức có tác động tích cực trở lại vật chất sinh ra nó cho nên ta phải biết phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố chủ quan của con người.
- Cần chống bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh bảo thủ, trì trệ, ỷ lại, ngồi chờ.
2.Trình bày nội dung tính chất nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, đồng thời rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.
* Nội dung tính chất nguyên lý: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất cơ bản:
- Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng; nó không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v..Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng.
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật.
Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết, bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
Phép biện chứng duy vật nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến chi phối sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện.Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân.
- Vì các mối liên hệ có tính da dạng, phong phú - sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể.Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển.
3.Trình bày nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi
về chất và ngược lại? Từ đó rút ra ý nghĩa và phương phát luận trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.
* Nội dung quy luật:
- Chất là một phạm trù triết học dùng để tính quy định khách quan vốn có của sự vật,, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
- Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về một số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng thống nhất với nhau.Lượng là lượng của một chất xác định, chất là chất của một sự vật cụ thể đi liền với một tính quy định về lượng và một tính quy định về chất và ngược lại.
Sự thống nhất biện chứng giữa lượng và chất dẫn tới sự vận động biến đổi chuyển hóa về lượng và chất.
Sự chuyển hóa trước hết là sự thay đổi dần dần về lượng đến bước nhảy chuyển hóa về chất.
Quá trình biến đổi về lượng là quá trình thay đổi từng bước tích lũy các nhân tố mới cho sự vật trong độ nhất định.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ấy.
Lượng tích lũy dẫn tới mâu thuẫn giữa lượng và chất ngày càng gay gắt để điểm nút phá vỡ độ, mâu thuẫn được giải quyết tạo ra bước nhảy về chất, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
Sự vật mới ra đời lại có chất và lượng mới, chất và lượng mới lại tiếp tục mâu thuẫn, đấu tranh với nhau tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng.
Sự thay đổi về chất qua điểm nút gọi là bước nhảy, đó là bước ngoặt căn bản kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng là sự gián đoạn trong quá trình biến đổi liên tục của sự vật, do vậy sự biến đổi là sự đứt đoạn trong liên tục, là trạng thái liên hợp của các điểm nút.
Trong các sự vật, hiện tượng, vật chất đa dạng, phong phú, do đó hình thức bước nhảy cũng rất phong phú, đa dạng.
Chất mới ra đời là kết quả của quá trình tích lũy về lượng, nó có vai trò tác động trở lại lượng của sự vật.Sự tác động của chất mới đến lượng mới được thể hiện ở quy mô, tốc độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
Như vậy, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng là trước hết bắt đầu từ biến đổi dần về lượng và khi đạt tới điểm nút, phá vỡ độ dẫn tới bước nhảy về chất.Chất mới ra đời tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng, sự thống nhất mới lại lại có quá trình biến đổi như trên song với quy mô, nhịp điệu và tốc độ cao hơn.Cứ như vậy, sự vật biến đổi phát triển không ngừng.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong hoạt động thực tiễn cần kiên trì tích lũy về lượng, chuẩn bị đầy đủ các lực lượng khi có điều kiện thích hợp cần chớp thời cơ kiên quyết thực hiện bước nhảy chuyển hóa về chất.
- Trong hoạt động công tác phải kiên tri tích lũy những tri thức, kinh nghiệm thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ thông qua hành động thực tiễn, đồng thời mạnh dạn vận dụng những bước tiếp, cách thức mới phù hợp để tổ chức hoạt động thực tiễn có hiệu quả.
- Cần phê phán tư tưởng hữu khuynh, không quyết đoán, thiếu ý chí trong thực hiện các bước nhảy khi thời cơ đã chín muồi.
Tải về bản đầy đủ tại đây