Ôn tập chương dao động cơ (phần 20)

Doremon

Moderator
Thành viên BQT
Câu 1. Dao động của một chất điểm là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình li độ lần lượt là x1 = 3cos(2πt/3 – π/2) và x2 = 3√3cos(2πt/3) (x1 và x2 tính bằng cm, t tính bằng s). Tại các thời điểm x1 = x2 li độ của dao động tổng hợp là
A. ± 5,79 cm.
B. ± 5,19cm.
C. ± 6 cm.
D. ± 3 cm.

Câu 2. Trong một thang máy đứng yên có treo một con lắc lò xo. Con lắc gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Ở thời điểm t nào đó khi con lắc đang dao động, thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng đi lên. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Nếu tại thời điểm t con lắc qua vị trí cân bằng hướng xuống thì biên độ dao động sẽ tăng lên.
B. Nếu tại thời điểm t con lắc ở vị trí biên trên thì biên độ dao động giảm đi.
C. Nếu tại thời điểm t con lắc ở vị trí biên dưới thì biên độ dao động tăng lên.
D. Nếu tại thời điểm t con lắc qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động sẽ không thay đổi.

Câu 3
. Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng khối lượng 100 g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Lấy π2 = 10. Vật được kích thích dao động điều hòa dọc theo trục của lò xo, khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần động năng bằng ba lần thế năng là:
A. 1/20 s.
B. 1/15 s.
C. 1/30 s.
D. 1/60 s.

Câu 4. Một con lắc đơn dao động điều hòa trong thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường g=9,8m/s$^2$ với năng lượng dao động là 150mJ, gốc thế năng là vị trí cân bằng của quả nặng. Đúng lúc vận tốc của con lắc bằng không thì thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên với gia tốc 2,5m/s$^2$. Con lắc sẽ tiếp tục dao động điều hòa trong thang máy với năng lượng dao động :
A. 150 mJ.
B. 111,7 mJ.
C. 188,3 mJ.
D. 129,5 mJ.

Câu 5: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình li độ x = 3cos(πt – 5π/6) cm. Biết dao động thứ nhất có phương trình li độ x1 = 5cos(πt + π/6) cm. Dao động thứ hai có phương trình li độ là
A. x2 = 8cos(πt + π/6) cm.
B. x1 = 2cos(πt + π/6) cm.
C. x2 = 2cos(πt – 5π/6) cm.
D. x2 = 8cos(πt – 5π/6) cm.
 
Câu 1. Dao động của một chất điểm là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình li độ lần lượt là x1 = 3cos(2πt/3 – π/2) và x2 = 3√3cos(2πt/3) (x1 và x2 tính bằng cm, t tính bằng s). Tại các thời điểm x1 = x2 li độ của dao động tổng hợp là
A. ± 5,79 cm.
B. ± 5,19cm.
C. ± 6 cm.
D. ± 3 cm.
PRAlayn.png
 
Câu 2. Trong một thang máy đứng yên có treo một con lắc lò xo. Con lắc gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Ở thời điểm t nào đó khi con lắc đang dao động, thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng đi lên. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Nếu tại thời điểm t con lắc qua vị trí cân bằng hướng xuống thì biên độ dao động sẽ tăng lên.
B. Nếu tại thời điểm t con lắc ở vị trí biên trên thì biên độ dao động giảm đi.
C. Nếu tại thời điểm t con lắc ở vị trí biên dưới thì biên độ dao động tăng lên.
D. Nếu tại thời điểm t con lắc qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động sẽ không thay đổi.
Phương án A
 
Câu 3. Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng khối lượng 100 g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Lấy π2 = 10. Vật được kích thích dao động điều hòa dọc theo trục của lò xo, khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần động năng bằng ba lần thế năng là:
A. 1/20 s.
B. 1/15 s.
C. 1/30 s.
D. 1/60 s.
dt411jl.png
 
Câu 4. Một con lắc đơn dao động điều hòa trong thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường g=9,8m/s2^2 với năng lượng dao động là 150mJ, gốc thế năng là vị trí cân bằng của quả nặng. Đúng lúc vận tốc của con lắc bằng không thì thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên với gia tốc 2,5m/s2^2. Con lắc sẽ tiếp tục dao động điều hòa trong thang máy với năng lượng dao động :
A. 150 mJ.
B. 111,7 mJ.
C. 188,3 mJ.
D. 129,5 mJ.
IIa9USo.png
 
Câu 5: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình li độ x = 3cos(πt – 5π/6) cm. Biết dao động thứ nhất có phương trình li độ x1 = 5cos(πt + π/6) cm. Dao động thứ hai có phương trình li độ là
A. x2 = 8cos(πt + π/6) cm.
B. x1 = 2cos(πt + π/6) cm.
C. x2 = 2cos(πt – 5π/6) cm.
D. x2 = 8cos(πt – 5π/6) cm.
Bs5tpSC.png
 

Members online

No members online now.
Back
Top