Ôn tập chương dao động cơ (phần 26)

Doremon

Moderator
Thành viên BQT
Câu 1. Một chất điểm chuyển động tròn đều trong mặt phẳng, có bán kính quỹ đạo là 8cm, bắt đầu từ vị trí thấp nhất của đường tròn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ không đổi 16π cm/s. Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox nằm ngang, đi qua tâm O của đường tròn, nằm trong mặt phẳng quỹ đạo, có chiều từ trái qua phải là
A. x = 16cos(2πt – π/2) cm.
B. x = 8cos(2πt + π/2) cm.
C. x = 16cos(2πt + π/2) cm.
D. x = 8cos(2πt – π/2) cm.

Câu 2.Hai dao động đều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là A$_1$ =8cm, A$_2$ =15cm và lệch pha nhau π/2. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ bằng
A. 7 cm.
B. 11 cm.
C. 17 cm.
D. 23 cm.

Câu 3. Cho vật dao động điều hòa biên độ A, chu kì T. Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian 5T/4 là
A. A(4 + 3 ).
B. 2,5A.
C. 5A.
D. A( 4 + 2 ).

Câu 4.Dây treo con lắc đơn bị đứt khi lực căng của dây bằng 2,5 lần trọng lượng của vật. Biên độ góc của con lắc là:
A. 65,52$^0$.
B. 57,52$^0$.
C. 48,50$^0$.
D. 75,52$^0$.

Câu 5. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ 10cm và chu kì 2s. Ở thời điểm t1 chất điểm có li độ 5√2 cm và đang giảm. Sau thời điểm t1 khoảng 12,5 s chất điểm có
A. Li độ 0 và vận tốc - 10π cm/s.
B. Li độ - 5√2 cm và vận tốc 5π√2 cm/s.
C. Li độ 10cm và vận tốc bằng 0.
D. Li độ - 5√2 cm và vận tốc - 5π√2 cm/s.
 
Câu 1. Một chất điểm chuyển động tròn đều trong mặt phẳng, có bán kính quỹ đạo là 8cm, bắt đầu từ vị trí thấp nhất của đường tròn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ không đổi 16π cm/s. Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox nằm ngang, đi qua tâm O của đường tròn, nằm trong mặt phẳng quỹ đạo, có chiều từ trái qua phải là
A. x = 16cos(2πt – π/2) cm.
B. x = 8cos(2πt + π/2) cm.
C. x = 16cos(2πt + π/2) cm.
D. x = 8cos(2πt – π/2) cm.
vật chuyển động tròn đều trên vòng tròn bán kính R = 8cm chính là biên độ dao động của vật A=8cm.
Vị trí thấp nhất của đường tròn tương ứng với VTCB theo chiều dương tại đó vận có vận tốc cực đại
${v_{m{\rm{ax}}}} = \omega A \to \omega = \frac{{{v_{m{\rm{ax}}}}}}{\omega } = \frac{{16\pi }}{8} = 2\pi (ra{\rm{d}}/s)$.
Vật chuyển động qua VTCB theo chiều dương nên lấy nghiệm âm – π/2 suy ra phương trình dao động : $x = 8c{\rm{os}}(2\pi t - \frac{\pi }{2})cm$.
 
Câu 2.Hai dao động đều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là A1_1 =8cm, A2_2 =15cm và lệch pha nhau π/2. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ bằng
A. 7 cm.
B. 11 cm.
C. 17 cm.
D. 23 cm.
Vì hai dao động này vuông pha nhau nên: $A = \sqrt {{{15}^2} + {8^2}} = 17\left( {cm} \right)$
 
Câu 3. Cho vật dao động điều hòa biên độ A, chu kì T. Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian 5T/4 là
A. A(4 + 3 ).
B. 2,5A.
C. 5A.
D. A( 4 + 2 ).
$t = \frac{5}{4}T = T + \frac{T}{4} \to {S_{\max }} = 4A + \left( {S_{\frac{T}{4}}^'} \right) = 4A + A\sqrt 2 $
 
Câu 4.Dây treo con lắc đơn bị đứt khi lực căng của dây bằng 2,5 lần trọng lượng của vật. Biên độ góc của con lắc là:
A. 65,520^0.
B. 57,520^0.
C. 48,500^0.
D. 75,520^0.
T$_{max}$ = mg(3 – 2cosα$_0$)→2,5mg = mg(3 – 2cosα$_0$) → α = 75,52$^0$
 
Câu 5. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ 10cm và chu kì 2s. Ở thời điểm t1 chất điểm có li độ 5√2 cm và đang giảm. Sau thời điểm t1 khoảng 12,5 s chất điểm có
A. Li độ 0 và vận tốc - 10π cm/s.
B. Li độ - 5√2 cm và vận tốc 5π√2 cm/s.
C. Li độ 10cm và vận tốc bằng 0.
D. Li độ - 5√2 cm và vận tốc - 5π√2 cm/s.
v6EZHmz.png
 

Members online

No members online now.
Back
Top