Ôn tập chương dao động cơ (phần 8)

  • Thread starter Thread starter Doremon
  • Ngày gửi Ngày gửi

Doremon

Moderator
Thành viên BQT
Câu 1 Vật nặng khối lượng m thực hiện dao động điều hòa với phương trình x$_1$ = A$_1$cos(ωt + π/3)cm thì cơ năng là W1, khi thực hiện dao động điều hòa với phương trình x$_2$ = A2cos(ωt )cm thì cơ năng là W$_2$ = 4W$_1$. Khi vật thực hiện dao động tổng hợp của hai dao động trên thì cơ năng là W. Hệ thức đúng là:
A. W = 5W$_2$
B. W = 3W$_1$
C. W = 7W$_1$
D. W = 2,5W$_1$

Câu 2. Một chất điểm dao động điều theo phương trình x = 6cos(2πt/3 – π/3) với x tính bằng cm, t tính bằng s. Tính từ thời điểm t = 0, khoảng thời gian để chất điểm đi qua vị trí động năng bằng thế năng lần thứ 2013 là
A. 1006,625 s.
B. 2012,125 s.
C. 1509,125 s.
D. 2012,625 s.

Câu 3.Một vật dao động điều hòa với phương trình: x = 10cos(4πt + π/2) (cm). Gốc thời gian được chọn vào lúc
A. vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
B. vật ở vị trí biên âm.
C. vật ở vị trí biên dương.
D. vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm

Câu 4. Hai con lắc đơn cùng chiều dài và cùng khối lượng, các vật nặng coi là chất điểm, chúng được đặt ở cùng một nơi và trong điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống, gọi T$_0$ là chu kỳ chưa tích điện của mỗi con lắc, các vật nặng được tích điện là q$_1$ và q$_2$ thì chu kỳ trong điện trường tương ứng là T$_1$ và T$_2$, biết T$_1$ = 0,8T$_0$ và T$_2$ = 1,2T$_0$. Tỉ số q$_1$/q$_2$ là:
A. 44/81.
B. - 81/44.
C. -44/81.
D. 81/44.

Câu 5. Hai vật A và B có cùng khối lượng 1 kg và có kích thước nhỏ, được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh, nhẹ, không dẫn điện dài 10cm, vật B tích điện tích q = 10$^{-6}$C. Vật A được gắn vào lò xo nhẹ có độ cứng K = 10 N/m. Hệ được đặt nằm ngang trên mặt bàn nhẵn trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 10$^5$V/m hướng dọc theo trục lò xo. Ban đầu hệ nằm yên, lò xo bị dãn. Cắt dây nối hai vật, vật B rời ra chuyển động dọc theo chiều điện trường, vật A dao động điều hòa. Khi lò xo có chiều dài ngắn nhất lần đầu tiên thì A và B cách nhau một khoảng là:
A. 19cm.
B. 4cm
C. 17cm
D. 24cm
 
Câu 1 Vật nặng khối lượng m thực hiện dao động điều hòa với phương trình x1_1 = A1_1cos(ωt + π/3)cm thì cơ năng là W1, khi thực hiện dao động điều hòa với phương trình x2_2 = A2cos(ωt )cm thì cơ năng là W2_2 = 4W1_1. Khi vật thực hiện dao động tổng hợp của hai dao động trên thì cơ năng là W. Hệ thức đúng là:
A. W = 5W2_2
B. W = 3W1_1
C. W = 7W1_1
D. W = 2,5W1_1
hrL9AFM.png
 
Câu 2. Một chất điểm dao động điều theo phương trình x = 6cos(2πt/3 – π/3) với x tính bằng cm, t tính bằng s. Tính từ thời điểm t = 0, khoảng thời gian để chất điểm đi qua vị trí động năng bằng thế năng lần thứ 2013 là
A. 1006,625 s.
B. 2012,125 s.
C. 1509,125 s.
D. 2012,625 s.
- Vị trí động năng bằng thế năng ứng với x = A/√2.
- Trong một chu kì vật qua vị trí động năng bằng thế năng ( tổng quát Wđ = nWt) 4 lần.
- Tách 2013 = 503.4 + 1 → t = 503.T + t$_{dư}$
Còn lại tính toán như bình thường.
 
Câu 3.Một vật dao động điều hòa với phương trình: x = 10cos(4πt + π/2) (cm). Gốc thời gian được chọn vào lúc
A. vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
B. vật ở vị trí biên âm.
C. vật ở vị trí biên dương.
D. vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm
Phương án D
 
Câu 4. Hai con lắc đơn cùng chiều dài và cùng khối lượng, các vật nặng coi là chất điểm, chúng được đặt ở cùng một nơi và trong điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống, gọi T0_0 là chu kỳ chưa tích điện của mỗi con lắc, các vật nặng được tích điện là q1_1 và q2_2 thì chu kỳ trong điện trường tương ứng là T1_1 và T2_2, biết T1_1 = 0,8T0_0 và T2_2 = 1,2T0_0. Tỉ số q1_1/q2_2 là:
A. 44/81.
B. - 81/44.
C. -44/81.
D. 81/44.
FMWFbuv.png
 
Câu 5. Hai vật A và B có cùng khối lượng 1 kg và có kích thước nhỏ, được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh, nhẹ, không dẫn điện dài 10cm, vật B tích điện tích q = 10−6^{-6}C. Vật A được gắn vào lò xo nhẹ có độ cứng K = 10 N/m. Hệ được đặt nằm ngang trên mặt bàn nhẵn trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 105^5V/m hướng dọc theo trục lò xo. Ban đầu hệ nằm yên, lò xo bị dãn. Cắt dây nối hai vật, vật B rời ra chuyển động dọc theo chiều điện trường, vật A dao động điều hòa. Khi lò xo có chiều dài ngắn nhất lần đầu tiên thì A và B cách nhau một khoảng là:
A. 19cm.
B. 4cm
C. 17cm
D. 24cm
rSOXX5w.png
 

Members online

No members online now.
Back
Top