Ôn tập lượng tử ánh sáng (phần 3)

Tăng Giáp

Administrator
Thành viên BQT
Câu 1. Chiếu lần lượt hai bức xạ λ$_1$ = 0,2 µm, λ$_2$ = 0,3 µm vào catot của một tế bào quang điện thì thấy hiệu điện thế hãm của chúng có giá trị lớn gấp đôi nha. Giới hạn quang điện của catot là
A. 0,4 µm.
B. 0,5 µm.
C. 0,6 µm.
D. 0,45 µm.

Câu 2. Các electron quang điện có vận tốc cực đại bằng 6,4.10$^5$ m/s được cho bay vào từ trường đếu theo hương vuông góc với các đường cảm ứng từ có độ lớn B = 10$^{-4}$ T. Cho khối lượng và điện tích electron tương ứng bằng me = 9,1.10$^{-31}$ kg, q$_e$ = - 1,6.10$^{-19}$ C. Bán kính cực đại của quỹ đạo của các electron trong từ trường bằng
A. 36,40 mm.
B. 23,30 mm.
C. 15,60 mm.
D. 48,60 mm.

Câu 3. Tia laze là chùm ánh sáng
A. song song, đơn sắc, kết hợp và có cường độ lớn.
B. song song, đơn sắc, định hướng và có cường độ lớn.
C. đơn sắc, cùng pha, định hướng và có công suất lớn.
D. song song, đơn sắc, kết hợp và có công suất lớn.

Câu 4. Một chùm ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,6 µm, chiếu đến catot với công suất 13,25 mW. Số photon truyền tới catot trong mỗi giây là
A. 4.10$^{16}$.
B. 4.10$^{22}$.
C. 4.10$^{19}$.
D. 4.10$^{25}$.

Câu 5. Chiếu bức xạ có bước sóng λ vào catốt của tế bào quang điện, dòng quang điện sẽ triệt tiêu khi đặt hiệu điện thế hãm U$_h$ = 4 V. Nếu đặt vào hai cực của tế bào quang điện điện áp xoay chiều u = 8cos(100πt) V thì thời gian mà dòng điện chạy qua tế bào trong một phút là:
A. 30 s.
B. 20 s.
C. 40 s.
D. 45 s.
 
Câu 1. Chiếu lần lượt hai bức xạ λ1_1 = 0,2 µm, λ2_2 = 0,3 µm vào catot của một tế bào quang điện thì thấy hiệu điện thế hãm của chúng có giá trị lớn gấp đôi nha. Giới hạn quang điện của catot là
A. 0,4 µm.
B. 0,5 µm.
C. 0,6 µm.
D. 0,45 µm.
$\left. \begin{array}{l}
\frac{{hc}}{{{\lambda _1}}} - A = \left| {e{U_1}} \right|\\
\frac{{hc}}{{{\lambda _2}}} - A = \left| {e{U_2}} \right|
\end{array} \right\} \to \frac{{\frac{{hc}}{{{\lambda _1}}} - A}}{{\frac{{hc}}{{{\lambda _1}}} - A}} = 2 \to {\lambda _0} = 0,6\mu m$
 
Câu 2. Các electron quang điện có vận tốc cực đại bằng 6,4.105^5 m/s được cho bay vào từ trường đếu theo hương vuông góc với các đường cảm ứng từ có độ lớn B = 10−4^{-4} T. Cho khối lượng và điện tích electron tương ứng bằng me = 9,1.10−31^{-31} kg, qe_e = - 1,6.10−19^{-19} C. Bán kính cực đại của quỹ đạo của các electron trong từ trường bằng
A. 36,40 mm.
B. 23,30 mm.
C. 15,60 mm.
D. 48,60 mm.
$R = \frac{{mv}}{{\left| {eB} \right|}} = 36,4\left( {mm} \right)$
 
Câu 3. Tia laze là chùm ánh sáng
A. song song, đơn sắc, kết hợp và có cường độ lớn.
B. song song, đơn sắc, định hướng và có cường độ lớn.
C. đơn sắc, cùng pha, định hướng và có công suất lớn.
D. song song, đơn sắc, kết hợp và có công suất lớn.
Phương án A
 
Câu 4. Một chùm ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,6 µm, chiếu đến catot với công suất 13,25 mW. Số photon truyền tới catot trong mỗi giây là
A. 4.1016^{16}.
B. 4.1022^{22}.
C. 4.1019^{19}.
D. 4.1025^{25}.
$P = n\varepsilon \to n = \frac{P}{\varepsilon } = \frac{P}{{\frac{{hc}}{\lambda }}} = {4.10^{16}}$
 
Câu 5. Chiếu bức xạ có bước sóng λ vào catốt của tế bào quang điện, dòng quang điện sẽ triệt tiêu khi đặt hiệu điện thế hãm Uh_h = 4 V. Nếu đặt vào hai cực của tế bào quang điện điện áp xoay chiều u = 8cos(100πt) V thì thời gian mà dòng điện chạy qua tế bào trong một phút là:
A. 30 s.
B. 20 s.
C. 40 s.
D. 45 s.
u$_{AK}$ < - 4V thì dòng quang điện sẽ bị triệt tiêu. trong 1T, thời gian để dòng quang điện triệt tiêu là 2.T/6 = 0,02/3(s)(dựa vào đường thẳng thời gian). Thời gian dòng điện chạy qua tế bào quang điện trong 1T là
0,02 – 0,02/3 = 1/75(s)
trong 1 phút, thời gian có dòng quang điện là 40s.
 

Members online

No members online now.
Back
Top