Ôn tập lượng tử ánh sáng (phần 5)

Doremon

Moderator
Thành viên BQT
Câu 1. Tìm phát biểu sai về hiện tượng quang dẫn và hiện tượng quang điện.
A. Công thoát của kim loại lớn hơn công cần thiết để bứt electron liên kết trong bán dẫn.
B. Chỉ có tế bào quang điện có catốt làm bằng kim loại kiềm mới hoạt động được với ánh sáng nhìn thấy.
C. Phần lớn tế bào quang điện hoạt động được với bức xạ hồng ngoại.
D. Các quang trở hoạt động được với ánh sáng nhìn thấy và có thể thay thế tế bào quang điện trong các mạch tự động.

Câu 2. Chiếu bức xa ̣ có bước sóng λ = 0,552μm với công suất P = 1,2W vào catot của một tế bào quang điện , dòng quang điện bão hòa có cường độ I$_{bh}$ = 2mA. Tính hiệu suất lượng tử của hiện tượng quang điện. Cho h = 6,625.10$^{-34}$ J/s, e = 1,6.10$^{-19}$C, c = 3.10$^8$ m/s.
A. 0,375%
B. 0,550%
C. 0,650%
D. 0,425%

Câu 3. Một điện cực phẳng bằng kim loại có giới hạn quang điện λ$_0$ = 0,332μm, được rọi bởi bức xạ λ = 0,083μm. Vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện là v0max. Giả sử khi rời khỏi tấm kim loại, các electron gặp ngay một điện trường cản Electron có thể rời xa tấm kim loại một khoảng ℓ=1,5cm. Hãy mô tả điện trường cản nói trên?
A. Chiều đường sức điện trường hướng vào gần bản kim loại, có độ ℓớn E=15V/cm.
B. Chiều đường sức điện trường hướng ra xa bản kim loại, có độ ℓớn E =750V/cm.
C. Chiều đường sức điện trường hướng vào gần bản kim loại, có độ ℓớn E =750V/m.
D. Chiều đường sức điện trường hướng ra xa bản kim loại, có độ ℓớn E =7,5V/cm.

Câu 4. Quang phổ mặt trời thu được trên trái đất là
A. quang phổ liên tục.
B. quang phổ vạch hấp thụ của khí quyển mặt trời.
C. quang phổ vạch phát xạ.
D. quang phổ vạch hấp thụ của khí quyển trái đất.

Câu 5. Chọn phát biểu sai khi nói về laze?
A. Nguyên tắc hoạt động của laze dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng.
B. Trong laze rubi có sự biến đổi điện năng thành quang năng.
C. Để có chùm tia laze, người ta cho các photon truyền qua lại môi trường hoạt tính nhiều lần.
D. Tia laze có thể gây ra hiện tượng quang điện với một số kim loại.
 
Câu 1. Tìm phát biểu sai về hiện tượng quang dẫn và hiện tượng quang điện.
A. Công thoát của kim loại lớn hơn công cần thiết để bứt electron liên kết trong bán dẫn.
B. Chỉ có tế bào quang điện có catốt làm bằng kim loại kiềm mới hoạt động được với ánh sáng nhìn thấy.
C. Phần lớn tế bào quang điện hoạt động được với bức xạ hồng ngoại.
D. Các quang trở hoạt động được với ánh sáng nhìn thấy và có thể thay thế tế bào quang điện trong các mạch tự động.
Phương án C
 
Câu 2. Chiếu bức xa ̣ có bước sóng λ = 0,552μm với công suất P = 1,2W vào catot của một tế bào quang điện , dòng quang điện bão hòa có cường độ Ibh_{bh} = 2mA. Tính hiệu suất lượng tử của hiện tượng quang điện. Cho h = 6,625.10−34^{-34} J/s, e = 1,6.10−19^{-19}C, c = 3.108^8 m/s.
A. 0,375%
B. 0,550%
C. 0,650%
D. 0,425%
OhD97cl.png
 
Câu 3. Một điện cực phẳng bằng kim loại có giới hạn quang điện λ0_0 = 0,332μm, được rọi bởi bức xạ λ = 0,083μm. Vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện là v0max. Giả sử khi rời khỏi tấm kim loại, các electron gặp ngay một điện trường cản Electron có thể rời xa tấm kim loại một khoảng ℓ=1,5cm. Hãy mô tả điện trường cản nói trên?
A. Chiều đường sức điện trường hướng vào gần bản kim loại, có độ ℓớn E=15V/cm.
B. Chiều đường sức điện trường hướng ra xa bản kim loại, có độ ℓớn E =750V/cm.
C. Chiều đường sức điện trường hướng vào gần bản kim loại, có độ ℓớn E =750V/m.
D. Chiều đường sức điện trường hướng ra xa bản kim loại, có độ ℓớn E =7,5V/cm.
jknRIJx.png
 
Câu 4. Quang phổ mặt trời thu được trên trái đất là
A. quang phổ liên tục.
B. quang phổ vạch hấp thụ của khí quyển mặt trời.
C. quang phổ vạch phát xạ.
D. quang phổ vạch hấp thụ của khí quyển trái đất.
Phương án B
 
Câu 5. Chọn phát biểu sai khi nói về laze?
A. Nguyên tắc hoạt động của laze dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng.
B. Trong laze rubi có sự biến đổi điện năng thành quang năng.
C. Để có chùm tia laze, người ta cho các photon truyền qua lại môi trường hoạt tính nhiều lần.
D. Tia laze có thể gây ra hiện tượng quang điện với một số kim loại.
2LpHJPk.png
 

Members online

No members online now.
Back
Top