Ôn tập lượng tử ánh sáng (phần 7)

Doremon

Moderator
Thành viên BQT
Câu 1. Một Giới hạn quang điện của canxi là 450nm. Công thoát êlectron khỏi canxi và công thoát êlectron khỏi đồng khác nhau 1,38eV. Giới hạn quang điện của đồng bằng
A. 300nm.
B. 902nm.
C. 360nm.
D. 660nm.

Câu 2.Êlectron sẽ bứt ra khỏi một kim loại nếu
A. cường độ của ánh sáng kích thích nhỏ hơn một cường độ giới hạn nào đối với kim loại.
B. phôtôn của ánh sáng kích thích có tần số nhỏ hơn một tần số giới hạn nào đó đối với kim loại.
C. phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng lớn hơn công thoát của êlectron khỏi kim loại.
A. cường độ của ánh sáng kích thích lớn hơn một cường độ giới hạn nào đó đối với kim loại.

Câu 3.Thiết bị hay linh kiện nào sau đây hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong ?
A. Quang điện trở.
B. Bóng đèn ống.
C. Điôt phát quang.
D. Đèn laze.

Câu 4. Chất lỏng fluorexein hấp thụ ánh sáng kích thích có bước sóng λ = 0,48μm và phát ra ánh có bước sóng λ’ = 0,64μm. Biết hiệu suất của sự phát quang này là 90% (hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng của ánh sáng phát quang và năng lượng của ánh sáng kích thích trong một đơn vị thời gian), số phôtôn của ánh sáng kích thích chiếu đến trong 1s là 2012.10$^{10}$ hạt. Số phôtôn của chùm sáng phát quang phát ra trong 1s là
A. 2,6827.10$^{12}$.
B. 2,4144.10$^{13}$.
C. 1,3581.10$^{13}$.
D. 2,9807.10$^{11}$.

Câu 5. Trong thí nghiệm quang điện ngoài người ta có mắc một biến trở song song với tế bào quang điện. Nguồn điện một chiều có suất điện động 6V, điện trở trong r = 0,875 Ω, cực dương của nguồn nối với catôt và cực âm nối với anôt tế bào quang điện; Ánh sáng kích thích có bước sóng 198,6nm; công thoát điện tử khỏi catot là 2eV. Lấy h = 6,62.10$^{-34}$J.s; c = 3.10$^8$m/s và 1eV = 1,6.10$^{-19}$J. Để triệt tiêu dòng quang điện thì biến trở R phải có giá trị bé nhất bằng
A. 4,25Ω
B. 2,125Ω
C. 4,225Ω
D. 2,225Ω
 
Câu 1. Một Giới hạn quang điện của canxi là 450nm. Công thoát êlectron khỏi canxi và công thoát êlectron khỏi đồng khác nhau 1,38eV. Giới hạn quang điện của đồng bằng
A. 300nm.
B. 902nm.
C. 360nm.
D. 660nm.
A$_{Ca}$ = 4,42.10$^{ – 19}$ J ; A$_{Cu}$ = 6,62.10$^{ – 19}$ J.
* Giới hạn quang điện của đồng : λ$_{0Cu}$ = 0,3μm.
 
Câu 2.Êlectron sẽ bứt ra khỏi một kim loại nếu
A. cường độ của ánh sáng kích thích nhỏ hơn một cường độ giới hạn nào đối với kim loại.
B. phôtôn của ánh sáng kích thích có tần số nhỏ hơn một tần số giới hạn nào đó đối với kim loại.
C. phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng lớn hơn công thoát của êlectron khỏi kim loại.
A. cường độ của ánh sáng kích thích lớn hơn một cường độ giới hạn nào đó đối với kim loại.
Phương án C
 
Câu 3.Thiết bị hay linh kiện nào sau đây hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong ?
A. Quang điện trở.
B. Bóng đèn ống.
C. Điôt phát quang.
D. Đèn laze.
Phương án A
 
Câu 4. Chất lỏng fluorexein hấp thụ ánh sáng kích thích có bước sóng λ = 0,48μm và phát ra ánh có bước sóng λ’ = 0,64μm. Biết hiệu suất của sự phát quang này là 90% (hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng của ánh sáng phát quang và năng lượng của ánh sáng kích thích trong một đơn vị thời gian), số phôtôn của ánh sáng kích thích chiếu đến trong 1s là 2012.1010^{10} hạt. Số phôtôn của chùm sáng phát quang phát ra trong 1s là
A. 2,6827.1012^{12}.
B. 2,4144.1013^{13}.
C. 1,3581.1013^{13}.
D. 2,9807.1011^{11}.
VoyXQmD.png
 
Câu 5. Trong thí nghiệm quang điện ngoài người ta có mắc một biến trở song song với tế bào quang điện. Nguồn điện một chiều có suất điện động 6V, điện trở trong r = 0,875 Ω, cực dương của nguồn nối với catôt và cực âm nối với anôt tế bào quang điện; Ánh sáng kích thích có bước sóng 198,6nm; công thoát điện tử khỏi catot là 2eV. Lấy h = 6,62.10−34^{-34}J.s; c = 3.108^8m/s và 1eV = 1,6.10−19^{-19}J. Để triệt tiêu dòng quang điện thì biến trở R phải có giá trị bé nhất bằng
A. 4,25Ω
B. 2,125Ω
C. 4,225Ω
D. 2,225Ω
eW8huGg.png
 

Members online

No members online now.
Back
Top