ôn thi đại học (lí thuyết 3)

Doremon

Moderator
Thành viên BQT
Đề thi thử: CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU

Câu 1: Phát biểu không đúng khi nói về tia hồng ngoại?
A. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ.
B. Tia hồng ngoại có màu hồng.
C. Cơ thể người có thể phát ra tia hồng ngoại.
D. Tia hồng ngoại được dùng để sấy khô một số nông sản.

Câu 2: Sóng trung là sóng có đặc điểm:
A. Bị tầng điện li phản xạ tốt.
B. ban ngày bị tầng điện li hấp thụ mạnh, ban đêm bị tầng điện li phản xạ.
C. Ít bị nước hấp thụ nên dùng để thông tin dưới nước.
D. Không bị tầng điện li hấp thụ hoặc phản xạ.

Câu 3: Bitmut (A = 210 và Z = 83) là chất phóng xạ. Hỏi đồng vị Bitmut này phóng ra hạt gì khi biến đổi thành pôlôni ( A = 210 và Z = 84)?
A.Pôzitrôn.
B. Nơtrôn.
C. Electrôn.
D. Prôtôn.

Câu 4: Khi ánh sáng đi từ nước ra không khí thì điều nào sau đây là đúng?
A. Tần số tăng lên và vận tốc giảm đi.
B. Tần số giảm đi và bước sóng trong nước nhỏ hơn trong không khí.
C. f không đổi nhưng bước sóng trong nước lớn hơn trong không khí.
D. f không đổi nhưng bước sóng trong nước nhỏ hơn trong không khí.

Câu 5: Điều nào sai khi nói về động cơ không đồng bộ ba pha?
A. Có hai bộ phận chính là Stato và Rôto.
B. Biến đổi điện năng thành năng lượng khác.
C. Từ trường quay trong động cơ là kết quả của việc sử dụng dòng điện xoay chiều một pha.
D. Hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay.

Câu 5: Chọn phương án Sai. Quá trình truyền sóng là:
A. một quá trình truyền vật chất.
B. một quá trình truyền năng lượng.
C.quá trình truyền pha dao động.
D. quá trình truyền từ trường dao động.

Câu 6: Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang?
A. Bóng đèn pin.
B. Bóng đèn ống.
C. Hồ quang.
D. Tia lửa điện.

Câu 7: Sau khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng nếu
A. giảm độ lớn lực ma sát thì T tăng.
B. tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ giảm.
C. giảm độ lớn lực ma sát thì f tăng.
D. tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ tăng.

Câu 8. Chọn phương án Sai khi nói về hiện tượng quang điện.
A. Mỗi phôtôn ánh sáng bị hấp thụ sẽ giải phóng một electron liên kết để nó trở thành một electron dẫn.
B. Năng lượng cần để bứt electrôn ra khỏi liên kết trong bán dẫn thường lớn nên chỉ các phôtôn trong vùng tử ngoại mới có thể gây ra hiện tượng quang dẫn.
C. Các lỗ trống tham gia vào quá trình dẫn điện
D. Là hiện tượng giảm mạnh điện trở của bán dẫn khi bị chiếu sáng

Câu 9: Trong dao động điều hòa của 1 vât thì vận tốc và gia tốc biến thiên theo thời gian:
A. Lệch pha một lượng π/4.
B. Vuông pha với nhau.
C. Cùng pha với nhau.
D. Ngược pha với nhau.

Câu 10: Quang phổ vạch thu được khi các chất khí:
A.Khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp.
B. Khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất cao.
C. Rắn.
D. Lỏng.

Câu 11: Hạt nhân càng bền vững khi có:
A. Năng lượng liên kết riêng càng lớn.
B. Số nucleon càng nhỏ.
C. Các nucleon càng lớn
D.Năng lượng liên kết càng lớn.

Câu 12: Hai âm có cùng độ cao thì chúng có cùng:
A. bước sóng.
B. năng lượng.
C. cường độ âm.
D. tần số.

Câu 13: Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường trong trường điện từ thì kết luận là đúng?
A. Tại mỗi điểm trong không gian từ trường và điện trường lệch pha nhau π/2.
B. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì
C. Vecto cường độ điện trường và cường độ từ trường có cùng độ lớn.
D. Tại mỗi điểm trong không gian từ trường và điện trường dao động ngược pha.

Câu 14: Đơn vị nào không phải là đơn vị của khối lượng nguyên tử?
A.MeV/s.
B. kgm/s.
C. MeV/c.
D. (kg.MeV)$^{1/2}$.
 

Members online

No members online now.
Back
Top